Chàng trai qua đời sau cơn đau tim
Tiểu Lưu (29 tuổi, Trung Quốc) được chẩn đoán bị bệnh cao huyết áp đã được 2 năm, anh bắt đầu bỏ thuốc lá và rượu bia, làm quen với lối sống lành mạnh để hạn chế biến chứng của bệnh. Bạn bè cho biết Tiểu Lưu là người đàn ông tốt. Tuy nhiên, vợ của anh lại không cảm thấy hài lòng về chồng mình. Cô cho rằng anh chỉ là một công nhân nhà máy quèn, chẳng có tí tương lai nào.
Đến cuối tháng 12 anh đi làm về sớm hơn mọi khi, định sẽ tạo bất ngờ cho vợ. Nào ngờ vợ còn khiến anh bất ngờ hơn. Khi mở cửa vào nhà, Tiểu Lưu bắt gặp vợ đang ở cùng một người đàn ông lạ trong nhà. Người phụ nữ không cảm thấy xấu hổ khi bị chồng bắt quả tang mà lập tức đưa đơn ly hôn bắt Tiểu Lưu ký tên.
Lúc này, chàng trai 29 tuổi chân tay run rẩy, tim đau nhói, đứng không vững và ngã quỵ xuống đất. Người vợ thấy vậy liền gọi cấp cứu.
Mặc dù Tiểu Lưu được các bác sĩ tận tình giúp đỡ nhưng tình hình cũng không khá hơn. Kết quả cuối cùng người nhà chỉ nhận lại cái lắc đầu từ bác sĩ.
Qua tìm hiểu, bác sĩ kết luận Tiểu Lưu có bệnh nền là cao huyết áp lại bị cảm xúc kích động tột độ nên mối xảy ra bị kịch như vậy.
Cách xử trí cơn nhồi máu cơ tim
Hành động xử trí nhanh chóng khi bị nhồi máu cơ tim có thể cứu mạng sống của người bệnh. Vì vậy, bạn nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim hoặc có người thân mắc bệnh cần ngay lập tức gọi cấp cứu 115 hoặc nhờ người gọi cấp cứu nếu không thể gọi được điện thoại.
Hướng dẫn các bước cần thực hiện khi bệnh nhân còn tỉnh táo
Dừng mọi hoạt động đang thực hiện. Đặt người bệnh ở tư thế ngồi, đầu gối nâng cao và dựa lưng vào tường hoặc gốc cây nếu đang ở bên ngoài.
Nới lỏng quần áo nếu quá chật (chẳng hạn như cà vạt, khăn quàng cổ, nút trên áo sơ mi,…).
Giữ ấm cho người bệnh bằng khăn choàng hoặc một chiếc chăn mỏng nếu ở ngoài trời thời tiết lạnh.
Những người có tiền sử đau tim hoặc đau thắt ngực thường được kê đơn thuốc nitrogIycerin (một loại thuốc giãn mạch, giảm triệu chứng đau tim) và người bệnh thường mang theo thuốc. Vì vậy, trong những trường hợp nhồi máu cơ tim, hãy hỏi họ có đem theo thuốc không và cho dùng ngay 1 viên NitrogIycerin đặt dưới lưỡi hoặc xịt 2 nhát dưới lưỡi (nếu thuốc ở dạng xịt). Nếu sau 5 phút không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm 1 viên lần 2.
Trấn an, giúp người bệnh bình tĩnh, tránh hoảng loạn. Đây là điều nên làm để giúp người bệnh thư giãn nhằm tiêu tốn oxy ở mức thấp nhất.
Hướng dẫn người bệnh thở theo phương pháp khí công để giúp làm giảm nhu cầu sử dụng oxy của tim. Đầu tiên tập trung sự chú ý vào hơi thở. Hít nhẹ bằng mũi xuống bụng dưới, lưu ý không cố hít sâu, không hít cố vá nín hơi để hạn chế căng cơ và tránh làm tim mệt. Sau đó nhắm mắt và thở ra chậm, đều. Sao cho hơi thở thoáng ra miệng tự nhiên, không sử dụng sức. Cố gắng duy trì hơi thở như vậy cho tới khi xe cấp cứu tới.