Phụ Nữ Sức Khỏe

Chăm sóc trẻ bị ốm – những sai lầm kinh điển cha mẹ cần tránh

Thời tiết nóng bức mùa hè khiến trẻ dễ bị ốm. Khi đó cha mẹ thường sốt sắng tìm đủ cách để con nhanh khỏe và không ít người gặp phải sai lầm “chết người”.

Quá trình nuôi và chăm sóc một đứa trẻ chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, nhất là khi con bị ốm. Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, việc con ốm sẽ khiến cha mẹ lo lắng, luôn tìm mọi cách để cho con nhanh khỏe.

Song không phải ai cũng cũng nắm vững các nguyên tắc chăm trẻ ốm, thực tế vẫn có những sai lầm tai hại đến kinh điển mà nhiều mẹ mắc phải khiến cho bệnh tình của con không những không cải thiện mà còn trở nặng hơn.

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai

Dưới đây là những sai lầm mà PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo các mẹ nên tránh khi chăm sóc trẻ bị ốm cho con.

1. Tùy tiện dùng thuốc

Thực trạng đáng lo ngại nhất hiện nay mà nhiều mẹ mắc phải khi thấy con ốm, đó là thay vì đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa thì lại tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng hay sử dụng lại đơn thuốc cũ mà bác sĩ đã kê trong lần khám trước khi thấy con có triệu chứng giống hoặc gần giống bệnh trước.

Một sai lầm nữa phải kể đến là việc nhiều mẹ thấy con sợ uống thuốc nên đã tự ý điều chỉnh liều của bác sĩ, thay vì cho trẻ uống thuốc 3 - 4 lần/ngày thì lại rút xuống 1 - 2 lần/ngày, hoặc dồn liều trong ngày thành một lần uống duy nhất...

Song những điều này là vô cùng nguy hiểm. Thực tế đã có không ít trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng co giật, cứng cơ toàn thân chỉ vì thói quen dùng thuốc tùy tiện của các bậc phụ huynh.

Tùy tiện cho con dùng thuốc khi trẻ bị ốm có thể gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Ảnh minh họa

2. Kiêng khem quá mức

Bao bọc và yêu thương con là bản năng của bất kỳ người mẹ nào. Thế nên khi trẻ bị ốm, nhiều mẹ có tâm lý giữ con quá mức, lo sợ con có thể bị cảm lạnh và bệnh tình sẽ trầm trọng hơn nên thường có xu hướng kiêng khem quá mức như:kiêng tắm hay ủ quá kỹ khi trẻ sốt.

Tuy nhiên đây lại là quan niệm sai lầm khiến trẻ càng lâu khỏi bệnh. Bởi khi bị sốt, thân nhiệt trẻ đang tăng cao, do đó việc ủ ấm sẽ khiến thân nhiệt trẻ càng tăng cao, gây nguy cơ sốt co giật.

Lúc này, trẻ nên mặc quần áo thoáng mát để có thể hạ sốt. Còn trong trường hợp nếu trẻ ốm bệnh nhưng không mắc bệnh ngoài da, các bác sĩ cũng khẳng định trẻ hoàn toàn có thể tắm bình thường. Tuy nhiên mẹ cần chú ý tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió và ủ ấm ngay sau khi tắm xong.

3. Tích cực nhồi nhét

Khi trẻ bị ốm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém đi. Thấy vậy, nhiều mẹ sợ con sụt cân nên đã ra sức ép con ăn.

Nhưng mẹ có biết, khi bị ốm, cơ thể trẻ rất khó chịu, không muốn ăn, khả năng hấp thu cũng kém hơn nên việc nhồi nhét quá mức vô hình chung lại làm cho hệ tiêu hóa vốn đã non nớt thêm tổn thương.

Chưa kể, việc ép con ăn còn gây nên hậu quả nghiêm trọng như khiến trẻ sợ ăn, lâu dần có thể dẫn đến chứng biếng ăn, điều này rất nguy hiểm.

Vì vậy cha mẹ không nên chăm con ốm theo sở thích và mong muốn của mình mà cần “lắng nghe” nhu cầu cơ thể của con trẻ, cho trẻ ăn theo sở thích và nhu cầu để trở thành một bà mẹ thông thái giúp trẻ mau khỏe.

Khi trẻ bị ốm nếu cứ cố nhồi nhét trẻ ăn thì dễ làm cho trẻ sợ ăn, dẫn đến biếng ăn. Ảnh minh họa

4. Tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch – hàng rào tự nhiên giúp trẻ khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều dịch bệnh bùng phát, thay vì đợi con bị ốm để chăm sóc, các mẹ nên chủ động tăng cường sức đề kháng.

Bởi hệ miễn dịch khỏe là điều kiện tiên quyết giúp trẻ khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật.

Theo đó, trẻ cần được bổ sung các loại vitamin A, B, C… hàng ngày, nhất là vitamin C, bởi đây là dưỡng chất hàng đầu trong việc củng cố hệ thống miễn dịch. 

Là chất chống oxy hóa mạnh, Vitamin C thúc đẩy tiến trình tái tạo bạch cầu, giúp làm lành vết thương, cải thiện khả năng kháng bệnh và làm gia tăng sản xuất các thành phần của hệ miễn dịch như interferon - kháng thể giúp chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng... 

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng: “Để bổ sung vitamin C có rất nhiều cách, tuy nhiên mẹ nên cân nhắc việc dùng vitamin C tổng hợp bởi nó có tính axit không tốt cho hệ tiêu hóa, hấp thu chậm, đào thải nhanh, dễ bị oxy hóa.

Trái lại, vitamin C tự nhiên trong rau quả tươi có độ pH trung tính nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ.

Chưa kể, nó còn giúp bảo vệ vitamin C khỏi bị oxy hóa, giúp vitamin C hấp thu tốt hơn và dự trữ lâu hơn. Do đó, vitamin C tự nhiên chính là sự lựa chọn hoàn hảo trong việc bổ sung C cho trẻ".

Bổ sung vitamin C tự nhiên trong rau quả giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Ngoài vitamin C tự nhiên, mẹ cũng nên bổ sung thêm Rutin cho trẻ. Bởi đây là hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng vượt trội trong việc tăng sức bền thành mạch, chống xuất huyết, chảy máu cam.

Trong số các loại quả chứa nhiều vitamin C hiện nay thì Acerola Cherry được mệnh danh là nữ hoàng của vitamin C tự nhiên bởi hàm lượng C cao bậc nhất thế giới (gấp 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài).

Đồng thời Acerola cũng chứa hàm lượng lớn Rutin, chính vì thế, mẹ bổ sung Acerola cherry vào thực đơn hàng ngày là có thể cung cấp cùng lúc bộ đôi vitamin C tự nhiên và Rutin cho trẻ, từ đó giúp trẻ tăng cường sức kháng, bảo vệ thành mạch, phòng tránh bệnh tật. 

Theo Lê Minh/Gia đình mới

Tin liên quan

Cách phòng chống ung thư ở trẻ em

Cố gắng giữ cho con bạn tránh xa ô nhiễm vì đó là một trong những nguyên nhân chính gây...

'Bỏ túi' 3 bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy cho trẻ cực đơn giản, hiệu quả tức thì

Trẻ bị tiêu chảy thường khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, quấy khóc thường xuyên. Khi gặp phải tình...

Cách dạy con của người Nhật có gì đặc biệt?

Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên toàn thế giới. Sở...

Trẻ tăng vọt chiều cao ngày hè khi được quan tâm đến điều này

Không ít cha mẹ rất bất ngờ sau thời gian nghỉ hè không lâu con lại có thể tăng chiều...

Bé gái ở Sài Gòn có trái tim nhỏ bằng ngón tay bác sĩ

Sinh ra chỉ nặng 1 kg và có dị tật tim, sức khỏe nguy cấp, em bé được bác sĩ...

Khổ vì trẻ cứ đi tiểu là khóc thét

Cậu con trai 5 tuổi ăn khỏe, ngủ giỏi, thế nhưng mỗi lần đi tiểu, cậu bé lại la khóc,...

Trẻ bị suyễn có nên đi bơi?

Con tôi bảy tuổi, cháu bị suyễn từ khi hai tuổi. Trước đây, hầu như mỗi khi trở trời, trời...

Tin mới nhất

Giận run người, hùng hổ lao vào định đi đánh ghen, nhưng một bóng người ngồi ở chân cầu thang...

44 phút trước

Lao tới khách sạn đánh ghen cùng bạn thân, tôi sốc ngất khi thấy người phụ nữ đứng sau chồng...

1 giờ trước

Vợ ra tòa với trang phục nổi bật, trang điểm cẩn thận, làm tóc điệu đà khiến chồng hốt hoảng...

2 giờ trước

Nhận tin nhắn từ một số điện thoại lạ, trong tin nhắn chỉ có duy nhất một tấm hình đám...

3 giờ trước

Ngày tái hôn, cả nhà chồng cũ bỗng xuất hiện, mẹ chồng còn giật mic của MC, khiến cả hội...

4 giờ trước

Đêm tân hôn vừa chạm vào mái tóc thì chồng tôi méo mặt, còn tôi hét lên thất thanh thì...

5 giờ trước

Bố chồng đòi tổ chức sinh nhật trong nhà hàng làm cả nhà ai nấy ngỡ ngàng, càng sốc hơn...

6 giờ trước

Chê vợ nhạt nhẽo, chồng bất ngờ đặt đồ ngủ mỏng tanh về nhà, biết người tư vấn tôi sốc...

7 giờ trước

Thấy chồng mua que thử thai rồi giấu diếm cất đi, tôi làm ầm ĩ nhưng bỗng "quê mặt" khi...

8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình