Phụ Nữ Sức Khỏe

Cây củ mài có công dụng gì?

Cây củ mài thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi phía Bắc. Nhân dân thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn. Ngày nay, do nhu cầu dược liệu, cây được trồng nhiều ở đồng bằng để làm thuốc.

Cây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, màu vàng. Để làm thuốc, bà con đào củ vào mùa hè - thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ phơi sấy cho đến khô.

Theo y học cổ truyền, vị thuốc từ củ mài có tên là hoài sơn, vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận. Thường dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát; thận suy, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm,…

Thành phần hóa học có trong củ mài

Theo nhiều nghiên cứu, trong củ mài có chứa khoảng 63.25% tinh bột, 0.45% lipid, 6.75% protein và 2-2.8% chất nhầy. Ngoài ra, dược liệu này còn có thêm các thành phần khác như dioscin, allantoin, saponin có nhân sterol, cholin cùng hàng loạt các axit amin, các men oxy hóa, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Một số bài thuốc bổ thường dùng

- Chữa suy nhược cơ thể sau rối loạn tiêu hóa kéo dài: Củ mài 12g, biển đậu 12g, ý dĩ 12g, vỏ quýt 6g, hạt sen 12g, bố chính sâm 16g, bạch truật 12g,hạt cau 10g, nam mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Dùng 7-10 ngày.

 

- Ăn uống kém, khó tiêu do tỳ vị hư nhược: Củ mài 100g, xuyên tiêu 30g, đường trắng 30g, khiếm thực 100g, gạo nếp 1.000g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, khiếm thực, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn, lấy 30 - 60g pha với nước sôi và một ít đường trắng.

- Trẻ em suy dinh dưỡng: Củ mài 20g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g, gạo 50g,. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 15 ngày.

 

- Bồi bổ sức khỏe: Củ mài 50g, khoai sọ 200g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.

-Dùng tốt cho người tỳ vị hư, hội chứng lỵ mạn tính, hư lao, khí huyết hư, khô miệng khát nước

Bạn dùng 30g củ mài, 50g gạo nếp, nấu thành cháo rồi thêm đường trắng hoặc muối ăn tuỳ ý. Bạn dùng món ăn bài thuốc này quanh năm, vào các buổi ăn phụ sáng và tối đều được.

-Dùng cho trường hợp nam giới di tinh, đau lưng, suy yếu

Tác dụng của củ mài còn được nhắc đến với công hiệu chữa đau lưng, nam giới di tinh. Bạn lấy 200g củ mài, 100g củ súng, 100g hạt sen và 100g ý dĩ. Tất cả nguyên liệu bạn đem sao sấy khô rồi tán thành bột và uống 20g với nước cơm.

Lời khuyên: Dược liệu củ mài chống chỉ định với những người thấp nhiệt thực tà. Ngoài ra, để có thể sử dụng an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc lương y trước khi sử dụng loại củ này.

Để bài thuốc đạt hiệu quả cao, khi sử dụng cần đến cơ sở y tế có uy tín, được cấp phép để tư vấn và hướng dẫn nhất là hiện nay nhiều dược liệu trôi nổi, không đạt tiêu chuẩn nếu tự mua sẽ dùng nhầm, nguy hiểm đến tính mạng.

Theo BS.Thuý Anh/Sức khoẻ và Đời sống

Tin liên quan

Bài thuốc hay cho người mỡ máu cao

Mỡ máu cao gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều hơn ở người có tuổi, béo phì, thừa cân, người ít...

Bài thuốc dân gian chữa chứng đi tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả

Đi tiểu nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên khiến cho người bệnh nhiều phiền toái, khó...

Loài cỏ dại mọc ven đầy bờ ruộng không ngờ lại là món ăn ngon, tốt cho sức khỏe

Người dân ngày trước hay ở các vùng quê thường nấu rau trai trong các bữa ăn hàng ngày. Thân...

7 loại trà thảo dược hỗ trợ trị chứng tương đồng COVID-19

Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với COVID-19, đều có triệu chứng như sốt ho, khó thở,...

Món ăn thuốc từ quả đào

Cây đào không chỉ cho hoa chơi dịp Tết, mà còn đơm thành trái ngọt mát đầy dinh dưỡng rất...

Sầu riêng... nhưng lại vui chung

Sầu riêng là loại trái cây đặc sản của vùng nhiệt đới như nước ta. Ngoài vị ngon khó cưỡng,...

Món ăn thuốc từ lòng lợn

Lòng lợn (dạ dày và ruột lợn) còn gọi trư đỗ. Lòng lợn chứa nhiều protein, lipid; vitamin B1, B2;...

Tin mới nhất

Không cần xịt nước hoa vẫn tỏa hương thơm ngát: 5 loại lá dễ trồng trong vườn nhà, công dụng...

3 giờ trước

Bật mí 5 công thức làm mặt nạ tại nhà giúp giải quyết bã nhờn trong mùa hè

3 giờ trước

Hồ Yêu Tiểu Hồng Nương được hơn 6 triệu khán giả kỳ vọng giúp Dương Mịch vực dậy sau màn...

3 giờ trước

H'hen Niê bị 'đào lại' loạt ảnh diện áo cưới giữa tin đồn sắp kết hôn với bạn trai lâu...

3 giờ trước

Bật mí 8 cách để giảm bớt mệt mỏi và có được năng lượng gần như vô hạn

3 giờ trước

Mỹ nhân phim giờ vàng VTV gây sốt vì nhan sắc quá trẻ đẹp ở tuổi tứ tuần, làm mẹ...

8 giờ trước

Vương Hạc Đệ gây sốt với nụ cười tỏa nắng, hình ảnh đảm đang bếp núc trong show truyền hình...

8 giờ trước

Cách trị mụn bằng khổ qua

9 giờ trước

Phùng Ngọc - "Thằng Cò" phim Đất Phương Nam lấy vợ lần 2, lễ cưới được tổ chức giản dị...

12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình