Tuần trước Ben tới gặp tôi. Tất nhiên là tôi không nhận ra anh ta, nhưng anh ta lại nhớ tôi rất rõ ràng. Anh nói: “Em thực sự thích lớp của thầy nhưng không may em không thể hoàn tất khóa học của em ở đây. Em chỉ muốn tới thăm và cám ơn về những điều mà thầy đã dạy em.”
Vì Ben là phó chủ tịch một công ty phần mềm lớn, tôi nghĩ rằng anh ta đã chuyển sang học ở một trường khác, nhưng anh nói: “Không, em chưa hoàn tất việc học đại học. Cha mẹ em mất trong một tai nạn khi em đang học năm thứ hai ở Carnegie Mellon nên em phải bỏ học, đi làm để nuôi em gái. Em làm việc tháo ráp xe hơi tại Detroit.”
Anh chậm rãi kể tiếp câu chuyện dài của mình: “Một người bạn làm việc cho công ty phần mềm bảo em rằng công ty anh ấy đang cần thuê gấp nhiều người lập trình. Thế là em đưa cho anh ấy bản Sơ Yếu lý lịch và hy vọng có thể kiếm được việc tốt hơn là lắp ráp bo mạch. Vài ngày sau anh ta gọi: “Ben, cậu có bằng cấp gì vậy? Cậu không điền vào mục bằng cấp đại học.” Em trả lời rằng em không hề tốt nghiệp đại học. Anh ta ngần ngại một lúc: “Việc làm yêu cầu bằng đại học nhưng nếu cậu cứ viết bừa là cậu có bằng cấp đại học, có lẽ họ không kiểm tra đâu. Tớ biết rằng họ cần hàng trăm người lập trình ngay lập tức và họ rất bận.” Em bảo anh ta rằng em không biết lập trình. Anh ta cười: “Cậu làm việc với tớ và tớ có thể giúp cậu, chỉ mất vài tháng để học lập trình thôi.”
Cuối cùng em đã chọn cách nói thật, khi phỏng vấn em nói với vị giám đốc rằng em chỉ học 1 năm đại học. Cuối cùng ông ấy nói: “Nói cho tôi biết anh đã làm gì khi rời đại học.” Thế là em kể cho ông ấy về tình huống của em và những kinh nghiệm trong xưởng xe hơi.
“Tối hôm đó em nhận được điện thoại từ công ty rằng em đã được nhận vào làm việc nhưng không phải là người lập trình mà trợ lí cho Giám đốc phần mềm. Với sự ngạc nhiên của em, người phụ trách nói: “Tôi không biết điều gì đã xảy ra nhưng ông Giám đốc thích anh. Thực ra ông ấy đã thuyết phục công ty và những người khác không muốn thuê anh. Mời anh tới làm việc vào tuần sau.”
Gần đây, tôi cũng phát hiện ra lời nói dối bào mòn chúng ta như thế nào. Trong nhiều năm, tôi đã là giám đốc của một tổ chức NGO. Chúng tôi đã làm được những việc tuyệt vời cho cộng đồng nhưng trong nội bộ chúng tôi lại chưa thực sự ăn ý. Một vài tuần trước, tôi phát hiện người quản lý nhóm đang nói dối. Cũng không có gì nghiêm trọng, mà chỉ là những lý do anh ta bịa ra vì sao mình đến trễ, hay không thể tham gia cuộc họp hay không đọc email. Khi bị tôi điều tra, anh ta đã thừa nhận và nói rằng nói dối giúp anh ta tránh được những xung đột phiền toái. Thế nhưng, nó lại là lý do hiển nhiên tại sao nhóm của tôi không thể hoạt động: Mọi người trong nhóm không hề tin tưởng lẫn nhau. Cuối cùng, chúng tôi không thể hoạt động như một team và mang lạikết quảtốt như chúng tôi kỳ vọng. Các thành viên trong nhóm tình nguyện cảm thấy chán nản và sau đó là rời đi. Khi lãnh đạo nói dối, dù là lời nói nhỏ nhặt, nó cũng đủ khiến nhân viên mất đi niềm tin vào quản lý và tổ chức.
Vài tháng sau cuộc gặp gỡ với Ben, tôi đã suy nghĩ nhiều về sự trung thực và mối quan hệ của nó với sự sáng tạo, bình yên và thành công. Tôi quyết định đưa ra thử nghiệm cho riêng mình, thông qua việc cố gắng trung thực 100% trong bất kể việc gì, kể cả khi tôi không nhất thiết phải làm như vậy. Đó là một thử thách khó khăn và “đáng sợ” hơn tôi nghĩ. Tôi cũng cảm thấy xấu hổ, khi nhận ra mình nói dối nhiều hơn mình nghĩ khá nhiều, hầu hết là để tự bảo vệ hình ảnh bản thân. Trung thực, đôi khi là một lựa chọn đầy khó khăn, và khiến ta dễ dàng bị tổn thương. Nhưng kết quả lại đáng kinh ngạc. Trong một buổi ra mắt 6 tháng trước, khi nói về tình hình tài chính của mình, tôi đã thu thực rằng vì năng lực yếu kém và những sai lâm mình mắc phải, số tiền đã được sử dụng một cách nghèo nàn. Sai lầm đó, các nhà đầu tư chắc chắn sẽ không thể tự mình biết được. Tôi đã cảm thấy lo lắng. Nhưng mặc kệ, tôi đã chọn một trải nghiệm mới mang tên hoàn toàn trung thực. Vào cuối buổi thảo luận, nhà đầu tư chiến lược đã nói: “Tôi đánh giá rất cao sự minh bạch của anh, Rebekah. Hãy cho tôi suy nghĩ một ngày về việc này”.
Các bạn thấy đấy, trung thực và thành công luôn đi liền với nhau.