Phụ Nữ Sức Khỏe

Cậu bé 15 tuổi mắc ung thư não, triệu chứng ban đầu suýt bị bỏ qua vì tưởng là do học nhiều

Trong thập niên 90 thì điều kiện y tế vẫn còn nghèo nàn, chưa mạnh để điều trị ung thư nên tỷ lệ sống sót rất thấp, nhưng cậu bé này vẫn vượt qua.

Theo Andrew K. Dingwall - giáo sư sinh học và bệnh lý ung thư phòng thí nghiệm y học tại Đại học Loyola (Mỹ), ung thư đang ngày càng trẻ hóa từ những năm 1990 do những thay đổi từ lối sống hiện đại, ví dụ như lười ăn rau, uống rượu bia, hút thuốc, ít vận động… Một trong số đó có căn bệnh ung thư não nguy hiểm.

Trước thời kỳ này, tuy ung thư không chiếm phần lớn tổng số ca tử vong trên thế giới, nhưng một khi đã mắc phải thì rất ít cách cứu chữa do y học chưa phát triển. Ấy thế mà có những người, không chỉ nhờ may mắn mà còn có nghị lực vượt ranh giới sinh tử và chữa khỏi ung thư. 

Những dòng tâm sự của người đàn ông dưới đây sẽ giúp bạn hình dung được hành trình điều trị ung thư trong thập niên những năm 90 khó khăn nhường nào.

Trẻ em thường dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện (Ảnh minh họa).

Học nhiều nên hơi mỏi mắt, đi khám mới "tá hỏa"

Đầu tiên phải giới thiệu trước nhỉ, tôi tên là Brett Finneran, đang sinh sống và làm việc tại Úc, năm nay vừa tròn 50 tuổi. Có lẽ nhìn ngoại hình tôi bây giờ, mọi người sẽ chẳng biết được bản thân tôi đã trải qua những gì… Vượt qua ranh giới sinh tử, tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe trải nghiệm đáng giá của bản thân.

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1988, lúc ấy tôi là một cậu bé 15 tuổi khỏe mạnh năng nổ, rất thích chơi thể thao trong khuôn viên trường. Thời điểm đó tôi vừa lên lớp 10. Việc học cũng ngày càng nhiều hơn nên tôi rất áp lực. Vừa phải tham gia hoạt động ngoại khóa, vừa học để đạt điểm cao và học thêm bên ngoài.

Sau một thời gian, tôi thấy bản thân như bị suy nhược. Cả ngày đi học về luôn rã rời tay chân, mệt mỏi và không thể ngủ được. Cứ ngủ là cơn đau đầu lại kéo tới, phải dùng thuốc mới thuyên giảm. Mẹ tôi thấy vậy nên đã dẫn tôi đi khám nhiều hơn, nhưng họ đều nói là "bệnh ở tuổi thanh thiếu niên" nên không có gì phải lo.

Brett Finneran lúc 15 tuổi chụp cùng mẹ.

Tuy nhiên khi về nhà và làm theo lời dặn của bác sĩ, những triệu chứng vẫn không hề thuyên giảm, thậm chí còn có phần nặng hơn từng ngày. Mẹ tôi thấy vậy nên bảo rằng: "Mẹ sẽ quyết tâm đi hết bệnh viện ở nước Úc này, đến khi tìm ra bệnh cho con thì thôi". Giờ nghĩ lại, tôi biết ơn bà đến nhường nào.

Đi khám nhiều nơi, cuối cùng có người bảo tôi đến khám thử ở một bác sĩ chuyên khoa nội tiết tại bệnh viện Gosford (Úc). Qua chẩn đoán, ông ấy cũng nghĩ tôi gặp bệnh gì đó chứ không đơn thuần là đau đầu, mỏi mắt do học tập. Vậy nên bác sĩ đã cho tôi uống vài loại thuốc, chụp CT và làm xét nghiệm.

Ngày 6/12/1988, lúc tôi đang làm lễ tổng kết cuối năm lớp 10 thì tin dữ ập đến. Kết quả xét nghiệm cho thấy tôi có khối u vùng tuyến tùng, hay nói dễ hiểu hơn là có khối u ác tính trong não, sẽ phát triển thành ung thư não nhanh chóng. Khi biết tin, tôi biết bản thân chuẩn bị rẽ sang hướng khác mất rồi, không còn như các bạn nữa…

Điều trị ung thư ở đầu thập niên 90

2 ngày sau khi biết tin, tôi được đưa đến Bệnh viện Hoàng gia Prince Alfred để nhập viện. Khi đến nơi, ai cũng nhìn tôi đầy ái ngại vì mắc ung thư ở độ tuổi rất trẻ. Thật sự lúc ấy tôi rất suy sụp. Tôi ước mơ trở thành phi công nhưng giờ đây nó đã vụt tắt, thậm chí còn chẳng biết có sống được không…

Khi nhập viện, may mắn là tôi được các chị y tá quan tâm và chăm sóc tận tình. Chỉ vài hôm, tôi đã kết bạn được với những người đồng cảnh ngộ, từ cùng tuổi cho đến lớn hơn đều có. Chẳng mấy chốc, tôi cảm thấy Prince Alfred như ngôi nhà thứ hai của mình. Họ giúp tôi vượt qua nỗi sợ đang chiếm lấy tâm hồn.

Ung thư não là căn bệnh ung thư hiếm gặp nhưng tỷ lệ tử vong rất cao (Ảnh minh họa).

Sau đó tôi bắt đầu quá trình hóa trị. Nó khiến tôi ốm nặng và tụt nhiều cân trông thấy. Gương mặt thì gầy gò hốc hác không sức sống. Tôi xuống còn 32kg và chỉ còn da bọc xương, cả ngày buồn nôn, mệt mỏi. Lúc ấy tôi chỉ thích uống mỗi coca, ăn trái cây vì chúng không làm tôi nôn sau khi ăn.

Tóc tôi bắt đầu rụng dần. Bắt đầu từ vài sợi nhỏ dính trên gối, rồi chúng rụng mọi lúc mọi nơi, vo lại phải đầy một nắm tay. Bố tôi bảo rằng cứ cắt tóc đi, bố sẽ cắt cùng con. Chính nhờ điều này mà tôi không còn thấy ngại khi hói nữa. Bố đã tiếp thêm động lực rất lớn trong việc điều trị của tôi.

Mỗi ngày tôi phải truyền máu, chụp CT, IV, I-Med, uống thuốc đặc trị… Đôi khi tôi phải truyền nước do không ăn uống được. Đỉnh điểm là phải uống 26 viên thuốc cùng một lúc, có ngày còn phải uống thuốc bột. Khi tĩnh mạch bắt đầu bất thường, tôi phải truyền thuốc với những cây kim lớn. Não thì phải lắp ống dẫn truyền để đưa các chất lỏng ra ngoài.

Trong quá trình điều trị, tôi đã hôn mê 2 lần và khiến cho cả nhà phải lo lắng. Tôi được nghe kể lại rằng bố mẹ tôi đã đứng bên ngoài khóc, không ngừng cầu mong cho tôi tai qua nạn khỏi. Có lẽ chính nhờ những lời cầu nguyện của họ mà tôi đã tỉnh lại và tiếp tục vượt qua số phận.

Bây giờ nhìn lại thì quá trình điều trị ung thư của tôi khá đau đớn. Bởi vào thời điểm năm 90 ấy thì y tế vẫn còn hạn chế, không phát triển tiên tiến như bây giờ. Có lúc bác sĩ bảo tôi phải chuẩn bị sẵn tinh thần vì bệnh viện đã cố hết sức, hiện tại không thể điều trị bằng phương pháp nào khác…

Đau đầu đôi khi là dấu hiệu sớm của một vài loại bệnh tiềm ẩn (Ảnh minh họa).

Sau cơn mưa trời lại sáng

Nhà tôi và bệnh viện Prince Alfred cách nhau rất xa nên tôi thường ở một mình. Mỗi tuần thì bố mẹ sẽ đến thăm 1 lần vì họ còn phải làm việc. Sau này bố đã xin chuyển công tác đến gần bệnh viện để tiện chăm sóc tôi. Kể từ đó, hầu như không có ngày nào tôi cô đơn cả vì đã có bố bên cạnh.

Đôi khi bác sĩ sẽ cho tôi ra ngoài 1 hôm để khuây khỏa. Những ngày này thực sự quý giá vì tôi lại được tận hưởng không khí thiên nhiên, trở về với cuộc sống. Đi trên đường, tôi nghĩ rằng ông trời có cho mình cơ hội thứ hai hay không, hay đây là một thử thách trong đời mà ông trời bắt phải vượt qua…

Cuối cùng, vào ngày 10/5/1989, bác sĩ bảo rằng kết quả xét nghiệm cho thấy không còn khối u nào trong não nữa. Tôi được xuất viện! Ngày này phải nói rằng chẳng khác gì "ngày tái sinh" trong cuộc đời. Tôi vỡ òa và khóc rất lớn!

Bắt đầu từ hôm ấy, tôi dần quay trở lại với cuộc sống nhưng khá chậm. Tôi dành thời gian để nghỉ ngơi và ăn uống hồi phục sức khỏe. Tôi cố gắng tự vệ sinh cá nhân, tự làm mọi việc mà không cần trợ giúp như trước. Tuy vẫn còn khá yếu nhưng cảm giác tự tay làm được rất vui.

Brett Finneran (áo trắng) quay lại cuộc sống đời thường sau điều trị.

Đáng buồn là, do ảnh hưởng của việc hóa trị nên tôi đã mất đi khả năng học tập, cho nên đành phải học nghề. Ban đầu thì làm vài công việc lặt vặt không lương, sau đó thì được giới thiệu vào những nơi tốt hơn. Tuy không kiếm được nhiều tiền nhưng còn hơn là ung thư ngồi một chỗ như trước.

Thời gian dần trôi, bây giờ tôi đã 50 tuổi và có một công việc ổn định. Nhìn lại hành trình của mình, tôi rất biết ơn bố mẹ và bạn bè đã tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ung thư. Khi chia sẻ câu chuyện này, tôi hy vọng những ai có hoàn cảnh như tôi sẽ cố gắng hơn nữa để chữa bệnh. Ông trời sẽ không tuyệt đường sống của ai cả, hãy tin vào điều đó!

Theo Cancer

Theo Minh Võ/Tổ Quốc

Tin liên quan

Hà Nội hỏa tốc yêu cầu phòng chống dịch COVID-19

UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn không được chủ quan, lơ là,...

TP.HCM: Số ca COVID-19 tăng 6 lần, xem xét kích hoạt "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ"

Số ca mắc COVID-19 tại TP.HCM đang có chiều hướng gia tăng. Từ ngày 10-16/4, Thành phố ghi nhận...

Đắk Lắk: Xét nghiệm SARS-CoV-2 tại trường có nhiều học sinh mắc COVID-19

Sau khi phát hiện 5 học sinh dương tính với SARS-CoV-2, ngành y tế đang lấy mẫu xét nghiệm...

Tình hình COVID-19 tại TP HCM trong tuần qua ra sao?

Trong 5 ngày, từ 12 đến 16-4, trung bình mỗi ngày TP HCM ghi nhận 7 ca mắc COVID-19....

Ngày 18/4, số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng, cao nhất hơn nửa năm qua, hơn 100 ca bệnh nặng

Trong ngày có 138 ca khỏi, số bệnh nhân nặng tăng vọt lên 102 ca, trong đó có 14...

Chuyên gia bác thông tin XBB.1.16 gây triệu chứng mới ở trẻ nhỏ

Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước khẳng định hiện tượng viêm kết mạc (mắt đỏ) được một số bác...

Ca COVID-19 tăng, vẫn còn nhiều nơi tiêm vaccine thấp

Đến thời điểm này, cả nước tiêm hơn 266 triệu liều vaccine COVID-19 các loại cho các đối tượng theo...

Tin mới nhất

Không chỉ xinh đẹp, Lọ Lem nhà MC Quyền Linh vừa đỗ đại học danh giá với học phí khủng...

1 giờ trước

Bé trai 8 tháng tuổi nguy kịch sau khi nuốt cuống xoài, 2 bệnh viện phối hợp gắp ra

19 giờ trước

Đừng rời mắt khỏi trẻ khi ở bãi biển, hồ bơi

19 giờ trước

Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng ở Đồng Nai

19 giờ trước

Con gái cố diễn viên Mai Phương được bảo mẫu chi 20 triệu sửa phòng riêng: Không dư dả nhưng...

23 giờ trước

Trẻ bị ho, sổ mũi có nên để tự vượt qua?

23 giờ trước

Sở thích đặc biệt của con trai út nhà Tăng Thanh Hà, hé lộ cách dạy con đáng học hỏi...

1 ngày 5 giờ trước

Mỹ nhân Việt không ngại khoe vết rạn sau sinh: Người tự hào, người rơi nước mắt

1 ngày 5 giờ trước

Nếu muốn có thai, phụ nữ nên bỏ hút thuốc lá điện tử

1 ngày 18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình