Phụ Nữ Sức Khỏe

Cảnh báo: Sai lầm khi ăn lươn khiến bạn dễ bị ngộ độc

Lươn sống chui rúc trong bùn, cát nên rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng và chất độc từ môi trường. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có bữa ăn giàu dinh dưỡng từ lươn và an toàn cho sức khỏe.

Lươn thuộc 1 họ cá mang liền, sống ở môi trường nước ngọt vùng nhiệt đới. Đây là thực phẩm bổ dưỡng quen thuộc trong bữa ăn của nguời Việt.

Nguồn dinh dưỡng trong thịt lươn dồi dào. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu không được chế biến kỹ, lươn là hiểm họa gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe như: nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm.

Dinh dưỡng trong thịt lươn

Theo nghiên cứu, cứ trong 100 gram thịt lươn có 18,7g chất đạm; 0,9g chất béo; 150mg phospho; 39mg canxi; 1,6mg sắt; vitamin (A, D, B1, B2, B6). So với các loại thực phẩm như hến, tôm đồng, cua đồng,... thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất.

Bên cạnh đó, lươn cũng giàu vitamin A và DHA nên thường được dùng để chế biến món ăn cho các võ sĩ đấu vật Sumo, quyền Anh.

Đông y gọi lươn là thiện ngư (cá lành), thường dùng để khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt. Lươn được dùng để chế biến thành thực phẩm chức năng để chữa nhiều bệnh như: biếng ăn, suy kiệt, khí huyết suy nhược sau bệnh nặng, bổ gan, mật,...

Nếu không được chế biến kỹ, lươn là hiểm họa gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe
Nếu không được chế biến kỹ, lươn là hiểm họa gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe - Ảnh minh

Những lưu ý khi ăn lươn

Lươn dễ bị nhiễm ký sinh trùng

Lươn sống ở tầng đáy và thường chui rúc vào bùn, sình lầy, vùng nước đục,... nên rất dễ bị nhiễm độc bởi môi trường sống. Đồng thời, lươn ăn tạp nên thịt và hệ tiêu hóa của chúng có thể bị nhiễm ký sinh trùng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lươn nuôi và lươn hoang ngoài đồng nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum là 0,8 đến 29,6%. Tỉ lệ này cao hơn vào mùa khô. Khi đi vào cơ thể, ấu trùng này thường ký sinh ở da, hạch, mắt, thậm chí là ở não bộ. Đặc biệt, loài ấu trùng Gnathostoma spingerum sống rất dai, chịu đựng được nhiệt độ cao.

Do đó, để lươn trở thành món ăn bổ dưỡng, bạn phải hầm chín kỹ để diệt toàn ấu trùng này. Các món gỏi, lươn xào tái thường gây nguy hiểm đến hệ tiêu hóa và cơ thể.

Để lươn trở thành món ăn bổ dưỡng, bạn phải hầm chín kỹ để diệt toàn bộ vi khuẩn
Để lươn trở thành món ăn bổ dưỡng, bạn phải hầm chín kỹ để diệt toàn bộ vi khuẩn - Ảnh minh họa: Internet

Lươn chết hoặc ươn dễ nhiễm độc

Chúng ta thường nghĩ lươn chết hoặc ươn chỉ kém ngon một chút so với con còn sống. Tuy nhiên, những con lươn ươn và chết tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu, lươn dồi dào hàm lượng axit histidine. Axit histidine trong lươn tươi rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, khi lươn chết, axit amin này sẽ biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Với những người cơ thể yếu, mới bệnh dậy hoặc trẻ em có sức đề kháng kém thì ăn lươn ươn, chết dễ bị ngộ độc.

Do đó, để an toàn, bạn nên chọn những con lươn còn tươi sống và làm sạch kỹ để loại bỏ hết chất bẩn trong ruột của chúng. Đồng thời, đừng quên nấu lươn chín kỹ để mang đến bữa ăn giàu dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe cả nhà.

Những người cơ thể yếu, mới bệnh dậy hoặc trẻ em có sức đề kháng kém thì ăn lươn ươn, chết dễ bị ngộ độc
Những người cơ thể yếu, mới bệnh dậy hoặc trẻ em có sức đề kháng kém thì ăn lươn ươn, chết dễ bị ngộ độc - Ảnh minh họa: Internet
Minh Châu (T.H)

Tin liên quan

Những loại cá tốt cho sức khỏe bạn nên ăn

Cá hồi dồi dào omega 3 ngăn ngừa bệnh tim mạch, cá rô vị ngọt tính bình thích hợp với...

Căn bệnh giết nhiều người nhất Việt Nam gia tăng chóng mặt

Không phải ung thư, các bệnh tim mạch mới là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam,...

Tăng huyết áp - nguyên tắc phòng ngừa cần nhớ

Để phòng tăng huyết áp, người thừa cân, béo phì cần giảm cân, ăn ít muối, hạn chế chất béo...

Ăn thịt gà hay thịt vịt tốt hơn?

Thịt gà ngọt, mềm có tính ấm, dễ tiêu hóa; thịt vịt mặn, dai có tính hàn nhưng tanh và...

Tiết lộ gây sốc: Các thiết bị cấy ghép nhân tạo trong y tế có thể đã gây hại cho...

Theo The Guardian, những thiết bị y tế nhân tạo mà các bệnh nhân phải cấy ghép vào cơ thể...

Chuyên gia hàng đầu nhắc bạn: 7 thói quen cần sửa ngay trước khi ung thư, bệnh tật tìm đến

Con người muốn sống khỏe, sống không bệnh tật, cần phải có một chế độ ăn uống cân bằng, thường...

Năm dấu hiệu của bệnh thiếu máu

Da xám, khô và cảm giác lo lắng là các dấu hiệu của một cơ thể đang bị thiếu máu.

Tin mới nhất

4 loại cá tốt ngang insulin tự nhiên, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, tiếc gì mà không mua...

6 giờ trước

Thực hư việc ăn thịt kho tàu thường xuyên có khả năng gây ung thư?

6 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo những bộ phận của gà tuy ngon nhưng tuyệt đối không nên ‘đụng đũa’, nếu không...

6 giờ trước

4 sai lầm khi sử dụng lò vi sóng mà bạn có thể mắc phải và cách khắc phục

6 giờ trước

Hồng táo và những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe, có thật sự là ‘thần dược’ như lời...

1 ngày 4 giờ trước

Thêm củ cải đường vào bữa ăn làm tăng những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải...

1 ngày 4 giờ trước

6 điều cần cân nhắc trước khi mua nồi áp suất lần đầu tiên

1 ngày 4 giờ trước

Muốn bảo quản thịt sống trực tiếp trong tủ đông cứ làm theo cách này, để mấy tháng trời vẫn...

1 ngày 4 giờ trước

Tiết lợn chín là 'thần dược' với sức khỏe, nhưng lại đại kỵ với những người này, không nên ăn...

1 ngày 4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình