Phụ Nữ Sức Khỏe

Cảnh báo ốp lưng điện thoại chứa chất gây ung thư

Vỏ ốp điện thoại được đa số người sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) yêu thích vì vừa có thể bảo vệ vừa làm đẹp, thể hiện cá tính. Tuy nhiên, mặt hàng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại mà người tiêu dùng cần cảnh giác, tránh tiền mất tật mang.

Mặt hàng phụ kiện điện thoại được bày bán ở nhiều nơi

Tràn ngập hàng không rõ nguồn gốc

Ốp lưng là một trong những phụ kiện phổ biến cho điện thoại gây chú ý, thu hút người tiêu dùng đặc biệt là giới trẻ. Thị trường ốp lưng cho điện thoại ở Việt Nam phần lớn là hàng không rõ nguồn gốc có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn. Mặt hàng này được bày bán ở nhiều nơi, từ các cửa hàng điện thoại đi động lớn, nhỏ cho đến vỉa hè.

Mẫu mã của mặt hàng này rất đa dạng, nhiều màu sắc hình thù, chất liệu phong phú, từ khung nhựa cứng tới đính đá, da sần hoặc trơn, ốp có tráng gương, ốp chứa nước và kim tuyến ở giữa...

Mỗi nơi, giá bán mặt hàng này khác nhau. Ở các cửa hàng nhỏ lẻ, vỉa hè giá ốp giao động từ 50.000-200.000 nghìn đồng. Trong khi đó, ở các cửa hàng lớn trưng bày những mẫu đắt hơn, có mẫu lên tới 500.000 đồng và được cho là có chất lượng không thua kém hàng chính hãng. Còn những mẫu do chính công ty điện thoại sản xuất có giá khá cao, khoảng 1 triệu đồng trở lên.

Do nhu cầu cao, các cửa hàng liên tục nhập về nhiều mẫu mới hỗ trợ đa dạng sản phẩm. Theo chủ một cửa hàng bán phụ kiện điện thoại trên phố Hàng Giấy (Hoàn Kiếm, Hà Nội), so với điện thoại, thời gian thay mới ốp lưng nhanh hơn nhiều. Chỉ cần khách hàng yêu cầu, loại ốp điện thoại nào cửa hàng cũng có. Tuy nhiên, đối với những loại điện thoại không phổ biến thì không có nhiều lựa chọn về mẫu mã.

Không chỉ ở các cửa hàng, trên mạng xã hội, các trang thương mại điện tử... cũng tràn ngập ốp lưng, bao da “thượng vàng hạ cám” dành cho thiết bị di động.

Tiềm ẩn nguy cơ

Mới đây, Hiệp hội Người tiêu dùng Thâm Quyến, Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra đã tiến hành thử nghiệm trên 30 mẫu ốp lưng từ 28 thương hiệu điện thoại phổ biến dựa trên các tiêu chuẩn an toàn của châu Âu. Trong số 30 chiếc ốp lưng được kiểm tra, 7 chiếc dùng cho sản phẩm của 5 hãng điện thoại lớn là Apple, Xiaomi, Yuening, Tiya và Q-Guo đã không đáp ứng các tiêu chí đề ra. Những chiếc ốp điện thoại này chứa hàm lượng hóa chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép. 

Trước đó, tháng 8-2017, 263.000 chiếc ốp cho iPhone chứa dung dịch lạ, lấp lánh cũng bị thu hồi tại thị trường Mỹ. Theo Ủy ban An toàn thực phẩm Mỹ, dung dịch bên trong ốp lưng có thể gây khó chịu cho da, thậm chí làm phồng rộp hoặc bỏng hóa học cho da nếu rò rỉ.

Những thông tin trên khiến một bộ phận người tiêu dùng băn khoăn về việc dùng ốp điện thoại hàng ngày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ nhỏ thường gặm, cắn vào vỏ điện thoại.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, thực tế, thông tin ốp lưng điện thoại có khả năng gây ung thư cho người sử dụng chưa được cơ quan chức năng nào kiểm định. Dù vậy, những sản phẩm chăm sóc và đồ dùng trẻ em gặm, cắn phải được áp dụng tiêu chuẩn riêng, tuyệt đối an toàn để không gây hại cho sức khỏe. Do đó, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ nhỏ chơi với điện thoại để tránh tiếp xúc với những chất độc hại có thể có trong ốp điện thoại.

Theo các chuyên gia công nghệ, việc sử dụng vỏ điện thoại không những không kéo dài tuổi thọ cho điện thoại mà còn gây ảnh hưởng đến chức năng làm mát của nó. Trên thực tế, điện thoại có thể dùng bền hơn khi không dùng ốp lưng và ngược lại, “tuổi thọ” kém hơn khi có ốp lưng bao bọc. Bởi thế, người tiêu dùng nên chú ý khi chọn mua vỏ ốp điện thoại. Không nên mua sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, địa chỉ không uy tín, an toàn.

Theo An Nhiên/An ninh Thủ đô

Tin liên quan

Ốp điện thoại Apple, Xiaomi từ Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Các chất tìm thấy trên ốp lưng cho điện thoại iPhone, Xiaomi có hàm lượng độc tố vượt tiêu chuẩn...

Starbucks và một số hãng cà phê chứa chất gây ung thư?

Một thẩm phán ở Los Angeles vừa đưa ra phán quyết buộc Công ty Starbucks và các công ty cà...

Chuyên gia y tế không bất ngờ khi 100% mẫu ớt bột nhiễm chất gây ung thư

100% mẫu ớt bột được thu thập đều nhiễm chất gây ung thư. Thông tin này được Viện Pasteur TP.HCM...

100% mẫu ớt bột khô được lấy mẫu kiểm tra có chất gây ung thư

100% mẫu ớt bột khô được lấy mẫu kiểm tra có nhiễm chất Aflatoxin - chất có khả năng gây...

Bộ Y tế khẳng định: "Vinaca ung thư Co3.2" không phải là thuốc mà là thực phẩm chức năng giả

Chiều 18.4, Bộ Y tế đã lên tiếng về vụ việc sản xuất sản phẩm Vinaca ung thư Co3.2 của...

Đột kích cửa hàng bán sản phẩm "trị ung thư" bằng than tre ở TP HCM

Dù đang vướng lùm xùm nhưng 2 đại lý của Vinaca vẫn thản nhiên tổ chức hội thảo và trưng...

6 triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư vòm họng bạn đừng nên bỏ qua

Nếu không phát hiện ra bệnh ung thư vòm họng từ sớm thì cơ hội điều trị để chữa khỏi...

Tin mới nhất

Chồng ngoại tình, vợ dậy từ sớm chuẩn bị bữa sáng rồi kéo vali rời khỏi nhà nhưng lại khiến...

7 giờ trước

Đồng ý nhận 1 tỷ của mẹ bạn trai để chia tay người yêu, ai ngờ ngay hôm sau cô...

7 giờ trước

Bạn gái cầm theo 500 triệu bỏ trốn biệt tích, 3 năm sau gặp lại mới hiểu lý do khiến...

7 giờ trước

Thấy bạn trai phóng xe sang làm nước bẩn té khắp người bán hàng bên vỉa hè, cô gái đã...

11 giờ trước

Chồng đưa bồ về giả làm giúp việc cho tiện ngoại tình nào ngờ vợ phát hiện rồi dựng lên...

11 giờ trước

Chê vợ ở nhà ăn bám nhưng 2 tháng đi làm xa về thì choáng váng khi thấy em vừa...

11 giờ trước

Cô dâu ngã sấp mặt trước đông đảo khách khứa, nhưng phản ứng của chú rể mới khiến mọi người...

11 giờ trước

Bất ngờ bị cô gái lạ tát tới tấp trên phố, tôi chưa kịp hiểu chuyện gì thì bàng hoàng...

11 giờ trước

Sau ngày chồng mất, thủ tiết 10 năm chăm sóc bố mẹ chồng, nào ngờ ông bà tặng ‘món quà...

12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình