Phụ Nữ Sức Khỏe

Cảnh báo nguy cơ sốt rét 'nhập khẩu' từ châu Phi

Bác sĩ Cường khuyến cáo người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần được khám sàng lọc, điều tra và xét nghiệm ngay xem trong máu có ký sinh trùng gây bệnh hay không.

Thông tin từ Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị này đang điều trị cho hai bệnh nhân sốt rét sau khi trở về nước từ Angola.

Bệnh nhân là N.Đ.T. (38 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) từ Angola về nước được một tuần. Trước đó, bệnh nhân làm việc và sinh sống tại Angola 12 năm. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, rét run, kèm đau đầu nhiều khi sốt. Tình trạng sốt tập trung chủ yếu vào buổi chiều, ngày thường có 2 cơn sốt, kèm tiểu buốt, đại tiện phân lỏng.

Bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế gần nhà nhưng không phát hiện ra bệnh nên đã đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong tình trạng nặng, sau đó được chuyển tới Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi khai thác yếu tố dịch tễ, bệnh nhân có đi Angola về kết hợp xét nghiệm máu, các bác sĩ phát hiện ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum trong máu.

TS.BS Đoàn Thu Trà (áo trắng) thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới. Ảnh: BVCC.

Bệnh nhân thứ hai là sản phụ H., 32 tuổi, mang thai tháng thứ 6, quê ở Hà Nội. Chị H. đi lao động tại Angola được 8 năm và từng bị sốt rét vào năm 2021. Sản phụ mới trở về từ Angola được một tuần. Trước vào viện 3 ngày, chị xuất hiện sốt cao, rét run thành cơn, chủ yếu sốt về chiều tối.

Sau cơn sốt, bệnh nhân vã mồ hôi nhiều, kèm nôn, buồn nôn, đau đầu. Bệnh nhân đi khám phòng khám tư, sau đó được đưa vào Viện Sốt rét-ký sinh trùng - côn trùng Trung ương làm xét nghiệm và chẩn đoán là sốt rét.

Do có thai và kèm bệnh lý hạ tiểu cầu cần theo dõi nên chị H. được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - nơi có nhiều chuyên khoa cùng phối hợp để theo dõi và điều trị cho hai mẹ con.

Chia sẻ về bệnh sốt rét, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, cho biết trong những năm vừa qua, bệnh sốt rét ở Việt Nam được kiểm soát khá thành công bởi chúng ta đã có chương trình phòng chống hiệu quả ở các địa phương. Thuốc sốt rét cũng đầy đủ để điều trị nên tỷ lệ mắc và tử vong giảm nhiều, chỉ còn ở một số tỉnh ở Tây Nguyên và phía Nam.

Tuy nhiên, gần đây, chúng tôi nhận được nhiều bệnh nhân sốt rét do đi từ châu Phi về, nên được gọi là sốt rét "nhập khẩu". Nguyên nhân từ giao thương, đi lại nhiều, sau một thời gian dịch bệnh, việc khôi phục lại các đường bay cho người Việt Nam lao động, công tác tại châu Phi, đặc biệt là Angola trở về nước gia tăng.

BS Cường khuyến cáo người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần được khám sàng lọc, điều tra và xét nghiệm ngay xem trong máu có ký sinh trùng sốt rét hay không. Người dân cũng cần khai báo y tế với cơ quan chức năng. Khi có biểu hiện sốt, người bệnh cần đi khám ngay để tránh nhầm lẫn và bỏ sót.

Cả hai bệnh nhân đang điều trị tại đơn vị bị sốt ngay sau khi về Việt Nam nhưng y tế ở địa phương không phát hiện ra, không chú ý yếu tố dịch tễ nên dễ bỏ sót. Do các triệu chứng sốt rét không điển hình rầm rộ, dễ gây nhầm với các bệnh khác như cảm cúm, Covid-19, sốt xuất huyết, hay nhiễm trùng tiết niệu... Sốt rét có thể trở thành sốt rét ác tính và nguy hiểm đến tính mạng.

"Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp sốt rét trở thành ác tính với triệu chứng sốt cao liên tục, có thể đi vào hôn mê sau 3-5 ngày, nguy hiểm tính mạng. Kèm theo hôn mê, bệnh nhân có thể suy đa phủ tạng (gan, thận, phổi,..) hoặc thiếu máu, co giật, hạ đường huyết. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời, đúng thuốc và thuốc tốt, các chức năng sẽ dần hồi phục. Các thuốc sốt rét hiện nay có sẵn (Artesunate, Arterakin) được Bộ y tế cung cấp theo chương trình", PGS. Cường nói.

Theo Mai Thanh- Phương Anh/Zing News

Tin liên quan

Tái nhiễm Covid-19: Ai dễ mắc lại, có nguy hiểm không?

Trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 thường gặp ở những người mắc hai biến chủng khác nhau, ví dụ như người...

Nghiên cứu mới về việc ngừng tim - liệu những phương pháp điều trị hiện nay có còn là tốt...

Các vấn đề về bệnh tim mạch có lẽ luôn là mối bận tâm của rất nhiều người. Với sự...

2 triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ em nhập viện trong đợt bùng phát viêm gan bí ẩn được...

Hai triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ em nhập viện ở Mỹ do bùng phát bệnh viêm gan bí...

Thải độc kỹ thuật số (Digital Detox) - Xu hướng thanh lọc cơ thể trong thời đại công nghệ 4.0

Digital Detox hay “Thải độc kỹ thuật số” đề cập đến khoảng thời gian mà một người không sử dụng...

Tại sao không thể ngủ ngon khi ở chỗ lạ?

Có người chỉ cần nằm xuống là đã chìm vào giấc ngủ, nhưng cũng có người lại trằn trọc cả...

4 cách nhuộm tóc an toàn mà không dùng đến hóa chất

Tóc đen đã thịnh hành một thời gian, nhưng những màu tóc rực rỡ đang phổ biến trở lại. Tuy...

6 loại thực phẩm giúp bạn xả stress mà không lo tăng cân

Khi căng thẳng tăng lên, có những người cố gắng giải tỏa nó bằng cách ăn uống. Mặc dù hành...

Tin mới nhất

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

13 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

13 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

13 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

13 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

17 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

17 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

17 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

17 giờ trước

Chạm mặt chồng và nhân tình trong khách sạn, tôi vỡ lẽ câu chuyện giấu kỹ 10 năm nay

17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình