Phụ Nữ Sức Khỏe

Cảnh báo người mắc cúm A chuyển biến nặng: Phòng tránh cách nào?

Trường hợp nặng khi mắc cúm có thể gây viêm phổi – phế quản dẫn đến suy hô hấp; tổn thương và suy đa tạng, tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nhiều ca chuyển biến nặng

Thời gian gần đây, tại Khoa Bệnh lây đường hô hấp (Bệnh viện TW Quân đội 108) xuất hiện nhiều người mắc cúm bị diễn biến nặng, thậm chí nguy kịch, đa số là người có bệnh nền, không kiểm soát tốt bệnh nền.

Theo các bác sĩ, thông thường những bệnh nhân cúm có bệnh lý nền thường gây ra những triệu chứng nặng hơn so với những bệnh nhân cùng độ tuổi nhưng không có bệnh lý nền.


Nhiều bệnh nhân mắc cúm A có diễn biến nặng.

Do đó, đối với những bệnh nhân này không những cần phải điều trị cúm và các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm não.., mà còn phải kiểm soát các bệnh lý nền tốt, vì khi nhiễm cúm thường làm cho những bệnh lý nền như COPD, hen phế quản, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch… mất kiểm soát, và dẫn đến đợt cấp của bệnh.

Một trường hợp điển hình như cụ ông (83 tuổi, ở Hà Nội), tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường type 2, nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục 39-39,5 độ C, ho, đau ngực và khó thở.

Dù được điều trị bằng thuốc kháng virus và kiểm soát bệnh nền, tình trạng viêm phổi và suy hô hấp của ông vẫn tiến triển nặng, buộc phải thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện TW Quân đội 108).

Phòng tránh cúm A bằng cách nào?

Theo TS.BS Vũ Viết Sáng - Chủ nhiệm Khoa Bệnh lây đường hô hấp (Bệnh viện TW Quân đội 108), phòng bệnh cúm không chỉ bảo vệ bản thân mà còn góp phần kiểm soát dịch trong cộng đồng.

Mùa đông-xuân, khí hậu lạnh ẩm rất thuận lợi cho vi rút cúm mùa phát triển, gây bệnh và bùng phát dịch. Người dân cần chủ động áp dụng các biện pháp dự phòng bệnh cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm (A/H1N1, A/H3N2, B, C) gây ra. Vi rút cúm lây lan nhanh qua đường hô hấp thông qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa Đông-Xuân do điều kiện thời tiết lạnh ẩm, thuận lợi cho vi rút phát triển.


Phòng bệnh cúm không chỉ bảo vệ bản thân mà còn góp phần kiểm soát dịch trong cộng đồng.

Người mắc bệnh cúm mùa thường có các triệu chứng điển hình như sau:

- Sốt cao, thường trên 38°C, có thể kèm theo gai rét hoặc rét run.

- Đau đầu, đau mỏi cơ, toàn thân, mệt mỏi, chán ăn.

- Ho khan hoặc ho có đờm, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi.

- Trường hợp nặng có thể gây viêm phổi – phế quản dẫn đến suy hô hấp; tổn thương và suy đa tạng, tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đối tượng nguy cơ cao dễ bị biến chứng

- Trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi.

- Người mắc bệnh mạn tính (tim, phổi, thận, tiểu đường, suy giảm miễn dịch).

- Phụ nữ mang thai.

Biện pháp phòng ngừa chủ động

- Tiêm vắc xin cúm hàng năm

- Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng.

- Khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao: nhân viên y tế, trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ có thai.

- Thời điểm tiêm tốt nhất: Trước mùa dịch (tháng 3–4 hoặc 10–11).

- Vệ sinh cá nhân và môi trường

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi.

- Che miệng khi ho/hắt hơi bằng khăn giấy/khuỷu tay, bỏ khăn đúng nơi quy định.

- Đeo khẩu trang ở nơi đông người, khi tiếp xúc với người bệnh.

- Vệ sinh nhà cửa, lau chùi vật dụng bằng hóa chất diệt khuẩn.

Tăng cường sức đề kháng

- Ăn uống đủ chất: Bổ sung vitamin C, kẽm, rau xanh, trái cây.

- Giữ ấm cơ thể, uống nước ấm, tránh ăn uống đồ lạnh.

- Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc.

Hạn chế tiếp xúc nguồn lây

- Tránh tụ tập đông người khi có dịch.

- Giữ khoảng cách tối thiểu 1–2m với người nghi nhiễm.

- Cách ly người bệnh tại phòng riêng, đeo khẩu trang khi chăm sóc.

Xử lý khi nghi ngờ mắc cúm

- Không tự ý dùng thuốc kháng virus (ví dụ: Tamiflu) hoặc thuốc kháng sinh. Cần đi khám bệnh, tham vấn và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Theo dõi sát triệu chứng của bệnh: Nếu sốt cao không hạ, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh và theo dõi điều trị.

- Cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, đeo khẩu trang để tránh lây lan.

Theo Nam Anh/Gia đình Việt Nam

Tin liên quan

Lý do nhiều cuộc hôn nhân ở Nhật Bản 'không tình dục'

Áp lực công việc, cuộc sống hay sinh con khiến nhiều người vợ Nhật Bản không còn mặn mà với...

Thuốc Tamiflu tăng giá, có nơi báo gần 1 triệu đồng/hộp

Số ca mắc cúm A gia tăng khiến thị trường thuốc Tamiflu cũng liên tục thay đổi, giá thuốc biến...

Hơn 800 ca mắc cúm tại Hà Nội trong tháng đầu năm

Trong tháng 1, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 820 ca mắc cúm, tăng 6% so với cùng kỳ...

Nhập viện nguy kịch vì một thói quen chung của đa số đàn ông Việt

Khi nhập viện, bệnh nhân ở trong tình trạng rối loạn ý thức, hôn mê sâu, đại tiểu tiện không...

Cứu bé trai 7 tháng tuổi viêm phổi nặng do biến chứng cúm

Sau nhiều ngày sốt cao liên tục, khó thở, bé trai 7 tháng tuổi được chẩn đoán mắc hội chứng...

Đang khỏe mạnh, người đàn ông 31 tuổi bất ngờ đột quỵ

Người đàn ông 31 tuổi được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc động mạch. Trước đó, anh không...

Lo ngại bệnh truyền nhiễm gia tăng khi TP.HCM mưa trái mùa

Vài ngày qua, những cơn mưa trái mùa ở TP.HCM thường xuất hiện vào đêm và sáng sớm, Sở Y...

Tin mới nhất

3 lưu ý quan trọng khi ăn đu đủ nếu không muốn gây hại cho sức khỏe 

5 giờ trước

Cách kết hợp nghệ với hạt tiêu đen cực tốt cho sức khỏe

5 giờ trước

Không ngờ loại gia vị "rẻ như cho", lại là vị "thuốc quý" với nhiều công dụng tuyệt vời cho...

5 giờ trước

7 thực phẩm giúp chống lão hóa và kéo dài thanh xuân

6 giờ trước

Ăn 2 quả Kiwi trước khi đi ngủ, chuyện gì sẽ xảy ra?

6 giờ trước

Loại trà giúp kiểm soát tiểu đường, nhiều người Việt rất thích

6 giờ trước

Ăn thực phẩm hữu cơ có thực sự làm giảm nguy cơ ung thư?

13 giờ trước

14 thức uống thay thế cà phê, giúp tỉnh táo không lo bồn chồn

13 giờ trước

Hamburger hay hot dog tốt hơn cho sức khỏe? Các chuyên gia có câu trả lời

23 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình