Trong tôm rất giàu đạm, cùng các loại vitamin B12, axit béo Omega 3 rất tốt cho sức khỏe, góp phần tạo nên sự bền vững của thành mạch máu. Tuy nhiên, bổ thì bổ nhưng tôm vẫn có những điều tối kị, chúng ta càn lưu ý để tránh “cái miệng hại cái thân”.
Không ăn tôm tái, chưa chín kỹ
Không ăn tôm tái, nói chung tất cả các loại hải sản đều không nên ăn tái. Vì nếu không được nấu chín, khi ăn rất dễ mắc giun sán. Đặc biệt, tôm lại là loài sống dưới tầng đáy biển, nên cần được chế biến kĩ.
Để đảm bảo ăn tôm an toàn nên nấu chín, hấp, luộc, hoặc chiên với ít dầu mỡ. Không nên nấu tôm với bơ, dầu, nhiều muối.
Người bị dị ứng càng không nên ăn tôm, rất nhiều người bị dị ứng với tôm, đặc biệt là trẻ em. Triệu chứng thường gặp khi dị ứng tôm là nổi mề đay, xuất hiện những vùng đỏ, nổi cục, rất ngứa ở vùng chân tay, mặt, cổ.
Không kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C
Theo các chuyên gia, trong tôm có chưa rất nhiều asen hóa trị 5, tuy không gây độc cho cơ thể nhưng nếu kết hợp nó với thực phẩm giàu vitamin C thì sẽ thành độc. Khi đó, asen hóa trị 5 sẽ chuyển thành asen hóa trị 3 (tức thạch tín), là chất rất độc, có thể gây nguy hại đến tính mạng.
Vì vậy không kết hợp tôm với thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng, rau ngót,...
Không bia, uống trà trước và sau khi ăn tôm
Trong tôm có nhiều canxi khi uống trà trước và sau khi ăn tôm, sẽ gây ra phản ứng với axit tanic trong trà sẽ tạo thành canxi không hoà tan, nếu lặp lại nhiều và thời gian dài sẽ gây kích ứng đến dạ dày.
Uống bia và ăn tôm cùng nhau sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bởi trong bia có nhiều vitamin B1 kết hợp với các chất đạm trong tôm tạo ra kết tủa, nếu ăn thường xuyên sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến sỏi thận. Uống nhiều bia trong khi ăn tôm sẽ khiến cơ thể sản xuất axit uric ảnh hưởng đến thận, dễ bị gút.
Ăn vỏ tôm cung cấp nhiều canxi?
Nhiều người quan niệm rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi, nên việc ăn tôm luôn cả vỏ sẽ giúp bồi bổ thêm canxi cho cơ thể. Nhưng thực tế, vỏ tôm không chưa nhiều canxi như vậy, nguồn canxi chính của tôm chủ yếu là ở thịt, chân và càng tôm. Trong vỏ tôm chỉ là chất kittin giúp cấu tạo nên lớp vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi. Nếu ăn tôm luôn cả vỏ thì cơ thể cũng sẽ bài tiết chất này ra ngoài, mà hệ tiêu hóa của chúng ta lại càng thêm nhọc.