Rau có màu xanh
Các loại rau có màu xanh chứa hàm lượng nitrat rất cao. Khi nitrat bị nấu chín và để trong một thời gian dài, chúng sẽ chuyển sang nitrit, là một chất gây ung thư cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, nếu ăn không hết tốt nhất là nên bỏ đi, tuyệt đối không nên để qua đêm, đặc biệt là rau chân vịt, cần tây, dưa chuột. Tốt nhất nên ăn rau xanh tối đa trong vòng 2-3 giờ sau khi nấu.
Trứng gà
Trứng gà là một nguồn thực phẩm giàu protein, tuy nhiên trứng có thể gây hại nếu như không được ăn ngay sau khi nấu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) xếp trứng vào nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc bậc nhất.
Trứng gà có thể chứa Salmonella, loại vi khuẩn gây ngộ độc. Để tránh nguy cơ này, CDC khuyến cáo các gia đình nên ăn trứng ngay sau khi nấu. Ngoài ra, không giữ trứng hoặc thực phẩm làm bằng trứng ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ phòng là 32 độ hoặc nóng hơn.
Cơm chín
Việc bảo quản cơm đã nấu chín trong tủ lạnh là không đủ an toàn. Bác sĩ Dimple Jangda, chuyên gia y tế Ayurvedic (hệ thống y học truyền thống của Ấn Độ) ở Mỹ cho biết: “Nhiều người cho cơm vào tủ lạnh với suy nghĩ sẽ bảo quản được tốt nhưng thực tế cơm chín là một trong những thực phẩm dễ bị nấm mốc nhất. Nếu phải để trong tủ lạnh thì không nên giữ hơn 24 giờ".
Các chuyên gia khác, chẳng hạn như bác sĩ Janine Bowring cũng đồng ý và nhắc nhở mọi người tốt nhất nên tránh ăn đồ ăn thừa. Vì thức ăn thừa có xu hướng nhanh chóng bị nấm mốc nên để trong tủ lạnh sẽ bị hỏng nhanh hơn nhiều so với các thực phẩm khác. Ngoài ra, bác sĩ Bowring còn đề cập rằng cơm chín có thể sinh ra một loại vi khuẩn có tên là Bacillus cereus, loại vi khuẩn có liên quan đến ngộ độc thực phẩm.
Thịt gà
Thịt gà rất giàu protein, do đó việc hâm nóng trở lại có thể gây phá vỡ loại khoáng chất này và gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Nếu thực sự muốn hâm nóng gà đã nấu chín, bạn có thể nấu gà ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài hơn.