Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách xử lý khi đột nhiên ho, cảm lạnh theo y học cổ truyền

Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ lúc nóng lúc lạnh khiến nhiều người dễ mắc bệnh, đặc biệt là cảm lạnh.

Người đột ngột bị ho, sốt là dấu hiệu mắc bệnh cảm lạnh. Ảnh: Shutterstock.

Theo ThS.BS Phạm Đức Thắng, khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), khi thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh thất thường cơ thể không thích ứng kịp thời khiến cho sự xâm nhập của virus vào cơ thể, gây bệnh cảm lạnh.

Có hơn 200 loại virus gây ra cảm lạnh, nhưng thường gặp nhất là nhóm Rhinovirus. Bệnh có thể lây lan theo ba đường: tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, tiếp xúc gián tiếp qua bề mặt tiếp xúc, hít phải giọt bắn.

Bác sĩ Thắng cho biết khi thời tiết thất thường, ngồi phòng lạnh kéo dài, tắm dưới nước lạnh là yếu tố khiến người dân dễ mắc bệnh. Ngoài ra, những người có trạng thái tinh thần căng thẳng, thiếu ngủ hoặc trẻ đi học mẫu giáo cũng dễ bị cảm lạnh.

Khoảng 2-3 ngày sau khi nhiễm virus, người bệnh biểu hiện gần như đầy đủ các triệu chứng bao gồm ho, hắt hơi, đau họng, đau đầu, chảy nước mũi, chảy nước mắt và có thể có sốt. Các triệu chứng thường cải thiện sau 7-10 ngày, nhưng triệu chứng ho có thể kéo dài 10-14 ngày. Song, một số trường hợp có thể tiến triển đến các bệnh nặng hơn như viêm phế quản, viêm phổi.

Để điều trị cảm lạnh, y học cổ truyền chủ yếu sử dụng các vị thuốc có tính cay, ấm, làm cho ra mồ hôi. Người dân có thể kết hợp thêm những vị thuốc bồi bổ chính khí, nhằm phát tán phong hàn, giải biểu, phù chính khu tà.

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra thuốc y học cổ truyền có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, điều hòa miễn dịch, giúp cải thiện bệnh. Trong đó có bài thuốc xông bằng nguyên liệu tự nhiên gồm: lá tre, sả, lá bưởi, ngải cứu, bạc hà, tía tô, kinh giới, hương nhu mỗi thứ 1 nắm to.

Cho lá tre vào nồi nước đun trước. Tiếp tục cho ngải cứu vào lúc nước gần sôi, và những dược liệu còn lại được cho vào sau khi nước đã sôi. Cần canh lửa vừa phải, nắp nồi đậy kín, khi nước sôi trở lại 2-3 phút thì bắc xuống và xông ngay. Lưu ý nhiệt độ xông không quá nóng để tránh bị bỏng.

Ngoài ra, người dân có thể sử dụng bài thuốc ngâm chân gồm gừng hoặc ngải cứu. Mọi người rửa sạch dược liệu, cho vào bồn ngâm cùng với nước ấm. Ngâm chân 15-20 phút, trong quá trình ngâm thuốc, người bệnh tự xoa bóp 2 chân để tăng hiệu quả.

Ngoài việc dùng các bài thuốc y học cổ truyền, để điều trị cảm lạnh hiệu quả, người bệnh cần phải có chế độ chăm sóc, ăn uống hợp lý

  • Không nên dùng đồ ăn và thức uống lạnh, các loại thực phẩm có tính hàn như động vật dưới bùn (ốc, lươn, trạch…)
  • Nên ăn các món ăn dễ tiêu như cháo, súp
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung hoa quả và rau xanh vào thực đơn
  • Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày
  • Nên tranh thủ nghỉ ngơi ở nhà 1 - 2 ngày để tránh lây bệnh cho người khác
Theo Nguyễn Thuận/Tri thức

Tin liên quan

Tại sao bạn nên ngủ nghiêng về bên trái

Có rất nhiều ưu điểm khi bạn ngủ nghiêng về bên trái. Đây là một tin không tốt dành cho...

6 điều cần biết về bênh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường là một trong những tình trạng sức khỏe phổ biến nhất trên khắp thế giới và ở...

Bệnh u não khiến diễn viên Quý Bình qua đời: Nguy hiểm thế nào, làm sao nhận biết bệnh?

Ung thư não là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, xảy ra khi các tế bào trong...

Vỏ của 7 loại trái cây thường bị vứt đi nhưng lại là 'thần dược' cho sức khỏe

Ở các loại rau quả, vỏ luôn là phần bị bỏ đi, vì mọi người cho rằng trong vỏ chứa...

1 giờ nhìn chằm chằm vào màn hình làm tăng 20% nguy cơ cận thị

Một nghiên cứu mới cho thấy chỉ cần dành một giờ mỗi ngày nhìn chằm chằm vào màn hình cũng...

Tranh cãi thông tin viên uống rau củ: Cần ăn bao nhiêu chất xơ mỗi ngày?

Những ngày qua, mạng xã hội nổ ra tranh cãi liên quan đến việc một số KOL, người nổi tiếng...

Sản phụ mang thai đôi 21 tuần ở Hải Dương mất con vì mắc cúm A

Hai tuần trước khi nhập viện, người phụ nữ 35 tuổi, quê Hải Dương sốt, ho, test nhanh dương tính...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình