Phớt lờ hành động ăn vạ của trẻ
Khi trẻ ăn vạ, bạn cần hiểu động cơ của trẻ nhằm mục đích gây sự chú ý với mọi người để được đáp ứng yêu cầu. Do đó, mẹ hãy cứng rắn và thực hiện hành động phớt lờ trẻ, không đáp ứng yêu cầu này của trẻ.
Khi thực hiện hành động này có thể sẽ khiến trẻ thất vọng mà ăn vạ dữ dội hơn để thu hút sự chú ý của mẹ, nhưng nếu mẹ tiếp tục lờ hành động đó đi trẻ sẽ tự nhận thấy ăn vạ cũng không có tác dụng.
Không nên bỏ qua sau khi trẻ ăn vạ
Phớt lờ trẻ lúc trẻ lên đỉnh điểm “ăn vạ” không có nghĩa là sẽ bỏ qua luôn chuyện này. Sau khi trẻ trở lại bình tĩnh, các mẹ nên ôm trẻ và giải thích cho trẻ hiểu hành động vừa rồi của con là không tốt, tại sao mẹ lại không ủng hộ để trẻ hiểu được vấn đề.
Thống nhất cách giải quyết vấn đề ăn vạ của bé với các thành viên trong gia đình
Đây là việc làm cần thiết để tránh tình trạng "người đe, người đỡ" mỗi người một ý. Không có các giáo dục nhất quán thì sẽ không những không khắc phục được thói quen ăn vạ của trẻ mà càng làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Bạn nên nhớ "ăn vạ" không xuất phát đơn thuần từ bản thân trẻ mà còn có nguyên nhân từ sự "nuông chiều" của người lớn. Vì thế, để phòng bệnh "ăn vạ của trẻ thay vị chữa bệnh, bạn hãy giới hạn cho trẻ những gì trẻ được và không được, nên hay không nên, để tránh tình trạng nhức đầu mỗi khi trẻ giở chiêu ăn vạ.