Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách phòng chống bệnh da liễu sau bão, lũ

Mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa bão và lũ lụt gồm: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, đặc biệt là nguy cơ của dịch bệnh Covid-19 trong điều kiện bão lũ, thiên tai.

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Thảo Nhi, Bệnh viện Da liễu Trung ương, sau mùa mưa bão, lũ lụt, như thường lệ sẽ phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh, đặc biệt người dân sống trong vùng ngập lụt rất dễ mắc các bệnh ngoài da.

Nguyên nhân do thời tiết ẩm ướt, môi trường sống thường xuyên bị ngập úng tạo điều kiện cho các loài kí sinh trùng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và hoạt động mạnh. Khi bị xâm nhập làn da rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới các bệnh da liễu.

Ảnh minh hoạ 

“Theo đó, người dân sinh sống trong vùng úng ngập rất dễ bị nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm, đây là bệnh da thường gặp nhất sau đợt lũ”, Ths. BS Thảo Nhi cho biết.

BS Thảo Nhi nhấn mạnh, nguy cơ nhiễm trùng tăng lên sau các chấn thương da và ở những người mắc bệnh mãn tính như: tiểu đường, suy tĩnh mạch mãn tính và suy giảm miễn dịch. Tụ cầu và liên cầu vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng da sau mỗi trận lũ lụt.

Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nước lũ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng các vi khuẩn không điển hình. Nhiễm nấm như nấm da cũng đã được báo cáo đặc biệt là ở những vùng khí hậu ẩm như nước ta.

Lý do là bởi vì sau mưa, ngập lụt, nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển. Vị trí thường nhiễm nấm là nấm kẽ ngón chân, nấm bẹn, nấm thân mình… Biểu hiện của nhiễm trùng da là da sưng nóng, đỏ, đau, chảy nước, có thể có mủ, loét da. Vết thương có thể đóng mài vàng hoặc nâu, viêm xung quanh.

Ngoài nhiễm trùng da, theo Ths. BS Thảo Nhi, người dân sinh sống trong vùng ngập lụt thường mắc cả thêm bệnh ghẻ. Bệnh da gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (còn gọi là cái ghẻ).

Bệnh ghẻ biểu hiện trên da với các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng nếp kẽ như: lòng bàn tay, kẽ tay, nách, bụng, vùng sinh dục, …và ngứa rất nhiều về đêm, bệnh ghẻ có tính lây nhiễm cao nên nhiều người trong cùng gia đình có thể bị bệnh.

Bệnh gây ngứa rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Tăng độ ẩm trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho ghẻ sinh sôi phát triển.

Một bệnh khác ngoài da thường gặp khi mưa lũ là viêm da tiếp xúc. Nước lũ thường chứa các hóa chất từ ​​các ngành công nghiệp hoặc hộ gia đình bao gồm thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, chất tẩy rửa.

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các chất có trong nước lũ, thường gặp ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước như chân, tay,.. với biểu hiện là các dát đỏ, sưng nề, gây ngứa và khó chịu nhiều cho người bệnh.

Việc sử dụng các chất sát khuẩn, tẩy rửa thường xuyên sau đợt lũ cũng làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc ở những người có cơ địa dị ứng từ trước.

BS Thảo Nhi lưu ý, trong các bệnh da mùa mưa kể trên, một số bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt. Tuy nhiên đa số các trường hợp cần được điều trị với thuốc uống và thuốc bôi phù hợp để khỏi bệnh hoàn toàn cũng như phòng lây lan.

Đặc biệt, người dân cần tránh tiếp xúc với nước lũ nếu bạn có vết thương hở. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Làm sạch và băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu vết thương bị mẩn đỏ, sưng tấy hoặc chảy dịch, nên đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng các bệnh ngoài da trong vùng ngập, lụt: 

- Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát.

- Không mặc áo quần ẩm ướt.

- Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hoá do nuốt phải nước bẩn.

- Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.

Theo N. Huyền/Infonet

Tin liên quan

Người đốt xác bé trai đề nghị trả 5 tỷ đồng để dàn xếp

Bị can Lê Minh Quang đề nghị bồi thường 5 tỷ đồng cho gia đình cháu N.H.N. (nạn nhân bị...

Xe tang vướng dây điện làm 2 người tử vong

Trên đường đẩy xe tang về để đưa người thân đi an táng, chiếc xe vướng vào đường dây điện...

TP HCM cần hơn 500 tỷ đồng số hóa hồ sơ nhà đất

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đề xuất được cấp 519 tỷ đồng lập dự án quản lý...

Thêm 2 thi thể trôi vào bờ biển Phú Quốc, tìm thấy 2 CCCD quốc tịch Trung Quốc

Tính đến 16h15 cùng ngày, cơ quan chức năng đã phát hiện thêm 2 thi thể trôi dạt vào bờ...

Hàng chục tấn ngao giấy trôi dạt vào bờ biển Nam Định

Ngày 29/9, người dân ven biển xã Giao Hải, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) phát hiện bờ biển trên...

Hiện trường 7 thi thể trôi dạt ở bãi biển Phú Quốc

Nhiều thi thể trôi dạt trên bãi biển Phú Quốc được lực lượng chức năng cho vào túi nylon và...

Phát hiện một người đàn ông chưa rõ lai lịch tử vong trong phòng trọ ở Đắk Lắk

Thấy mùi hôi thối, người dân đập cửa vào thì phát hiện một người đàn ông đã tử vong. Cơ...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

19 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

19 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

19 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

19 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

19 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

19 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 9 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 9 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình