Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách phân biệt giữa triệu chứng Covid-19 và phản ứng sau tiêm vắc xin

Biểu hiện khá giống nhiễm Covid-19 nhưng phản ứng sau tiêm thường kéo dài không quá 2 ngày.

 

Virus SARS-CoV-2 đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Bệnh nhân có thể bộc lộ các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, một số trường hợp trở nặng và tử vong.

Trong nỗ lực làm chậm tỷ lệ lây nhiễm và ngăn mọi người có các triệu chứng nghiêm trọng, vắc xin Covid-19 đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc chủng ngừa cũng dẫn đến một số tác dụng phụ nhất định khá giống với các triệu chứng của Covid-19. Vì vậy, làm thế nào để bạn phân biệt hai tình trạng này?

Ảnh minh họa: Gov.uk

Điểm giống nhau

Covid-19 có thể gây ra các triệu chứng với nhiều mức độ, có nguy cơ dẫn đến phải nhập viện. Bên cạnh đó, một số người không có triệu chứng vẫn mang mầm bệnh đi lây lan.

Các triệu chứng Covid-19 phổ biến là sốt, mệt mỏi, đau cơ, mất khứu giác và vị giác.

Với sự gia tăng số lượng các trường hợp nhiễm biến thể Delta, điều quan trọng là bạn phải tiêm phòng. Ngoài ra, bạn phải nắm cách xử lý với các tác dụng phụ sau tiêm chủng.

Các tác dụng phụ do vắc xin gây ra thường nhẹ không dẫn đến biến chứng lâu dài. Hầu hết mọi người sẽ bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, khó chịu, đau khớp, nhức đầu…

Vắc xin Covid-19 là sự bắt chước của virus thực tế, kích hoạt phản ứng miễn dịch có thể giống với phản ứng miễn dịch do nhiễm Covid-19. Bởi vậy, các phản ứng sau tiêm Covid-19 thường giống khi nhiễm bệnh.

Đôi khi mọi người không phân biệt được 2 tình trạng này do cùng bị sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau khớp và đau đầu. 

Ngoài ra, hiện có tình trạng nhiễm Covid-19 đột phá - mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin. Bởi vậy, mọi người vẫn nên thận trọng đề phòng. 

Điểm khác biệt

Tác dụng phụ của vắc xin kéo dài trong một thời gian ngắn, xuất hiện từ 8 tới 24 giờ sau tiêm. “Các phản ứng thường suy giảm sau khi dùng paracetamol và hiếm khi kéo dài hơn 1-2 ngày”, Tiến sĩ Anastacia Tomson cho biết.

Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục có các triệu chứng mệt mỏi sau 2 ngày tiêm vắc xin, hãy cách ly bản thân và đi xét nghiệm SARS-CoV-2.

Các dấu hiệu phân biệt khác là mất khứu giác/vị giác và ho dai dẳng, thường gặp ở ca nhiễm Covid-19, nhưng không xảy ra sau khi tiêm chủng.

Tiến sĩ Kgosi Letlape cho biết, tác dụng phụ phổ biến nhất của vắc xin là đau tại chỗ tiêm. Nếu bạn không chắc mình gặp phải tác dụng phụ của vắc xin hay các triệu chứng do virus SARS-CoV-2 gây ra, bạn nên làm xét nghiệm.

Theo An Yên/VietNamNet

Tin liên quan

Ngày 10/10: Chỉ có 3.528 ca mắc COVID-19, nhưng có đến 21.398 bệnh nhân khỏi

Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 10/10 cho biết có 3.528 ca mắc COVID-19 tại 41 tỉnh,...

Bằng chứng cho thấy COVID-19 không có nguồn gốc từ hang dơi Trung Quốc

Một nhóm các nhà khoa học Pháp đã tìm thấy bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 không bắt nguồn từ...

Địa phương nhận sai khi tiêu hủy đàn chó của người mắc Covid-19

Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho rằng cán bộ trong khu cách ly ở xã Khánh Hải đã...

Cháy ký túc xá Đại học Kinh tế TP.HCM

Phát hiện cháy, hàng chục sinh viên đang sống tại ký túc xá trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận 5...

Chủ tịch nước: 'TPHCM đã qua đỉnh dịch nhưng không được chủ quan'

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý hiện nay TPHCM đã qua đỉnh dịch, vượt qua khó khăn gian...

Chính thức bay nội địa từ 10/10: Có cả Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, khách phải tiêm đủ vắc xin

Tối muộn ngày 8/10, Bộ GTVT ban hành quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở...

Các bệnh viện dã chiến tại TP.HCM lần lượt ngừng hoạt động

Các bệnh viện dã chiến tại khu tái định cư Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) sẽ là những cơ sở...

Tin mới nhất

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

14 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

14 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

14 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

18 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

18 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

23 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

23 giờ trước

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử vì giận chồng

1 ngày 11 giờ trước

Bác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình