Hiện nay, thần chết ghé thăm do thức ăn bị nhiễm độc ngày càng phổ biến. Tử vong do thực phẩm nhiễm chất độc có nhiều nguyên nhân, xâu chuỗi lại gồm 4 nguyên nhân chính:
NHỮNG NGUYÊN NHÂN NGỘ ĐỘC BẰNG THUỐC CHUỘT
- Do nhiễm độc trong quá trình vận chuyển, tàng trữ, sử dụng (khuân vác, đi phun, bốc xếp trong nhà kho…và nhiễm hóa chất từ lượng thực phẩm có tẩm hóa chất liều lượng nhiều như hoa quả, rau củ hằng ngày).
- Do tự tử uống thuốc diệt chuột: trường hợp này rơi vào các thanh thiếu niên trẻ bồng bột chọn cái chết để giải thoát (bố mẹ mắng oan ức, thi trượt, áp lực học hành, thất tình, hù dọa người lớn) và các thành phần nông nỗi do say xỉn, nóng giận mất kiểm soát trong gia đình như vợ hoặc chồng. Nếu không cấp cứu kịp thời, nạn nhân không có cơ hội qua khỏi dù lúc tỉnh lại đã vô cùng hối hận, khát khao được cứu sống.
- Do bị đầu độc vô tình hoặc cố ý giết người bằng thuốc độc.
- Do tai nạn: tình trạng này là đáng tiếc nhất do thiếu kiến thức nhận biết và kỹ năng và đối tượng chính là trẻ em do sự vô ý của người lớn như tẩm hoặc đặt thuốc diệt chuột vào những vị trí dễ gây nhầm lẫn là thức ăn trong nhà, vứt vỏ còn thuốc ở ven đường đi và ngoài ruộng vườn để trẻ nhỏ không biết nhặt ăn, uống rồi bị trúng độc thuốc diệt chuột. Một số trường hợp người lớn cũng nhầm lẫn là gia vị nấu ăn dẫn đến cái chết tập thể trên chính mâm cơm, tiệc tùng của gia đình.
WARFARIN - ĐỘC TỐ CHẾT NGƯỜI TỪ THUỐC DIỆT CHUỘT
Warfarin được biết đến là chất chống đông máu sử dụng khá phổ biến trong y học. Chất này còn được sử dụng trong nông nghiệp, trong đời sống với khả năng diệt chuột hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi loại thuốc diệt chuột này làm tăng nguy cơ ngộ độc cho con người khi quản lý sử dụng không đúng cách hoặc uống nhầm.
Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thuốc diệt chuột chứa warfarin được sản xuất dưới hình thức bắt mắt, hương vị hấp dẫn để đánh lừa chuột dễ gây nhầm lẫn là đồ ăn, đặc biệt là người già và trẻ em. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh bằng cách giáo dục ý thức sử dụng và bảo quản thuốc diệt chuột an toàn hợp lý. Khi phát hiện người uống nhầm thuốc diệt chuột, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất và mang theo thuốc hoặc vỏ, nhãn mác loại thuốc mà nạn nhân đã sử dụng để được xử trí cấp cứu kịp thời.
CÁCH THỬ THUỐC ĐỘC VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC ĐẦU ĐỘC PHỔ BIẾN
Kẻ cố tình hành vi đầu độc thường trộn thuốc diệt chuột vào trong thức ăn để thực hiện ý đồ của mình. Khi ăn uống, trước khi ăn nên quan sát thức ăn, nếu thấy có màu sắc hay mùi vị bất thường, lập tức mang mẫu thức ăn đi xét nghiệm và trình báo công an gần nhất. Tuyệt đối không trực tiếp thử thức ăn nghi ngờ nhiễm thuốc độc chuột dưới bất kỳ hình thức nào như ngửi, nếm dù chỉ một ít.
Có rất nhiều cách để thử thuốc độc nhưng phải qua nhiều công đoạn và thời gian. Vì vậy, để tiện kiểm tra nhanh tại nhà, khuyến cáo nên sử dụng các biện pháp dân gian, đó là thử độc trong thức ăn bằng kim loại bạc. Từ rất lâu, các đấng vua chúa đã sử dụng bạc dưới dạng kim hoặc châm cài tóc để kiểm tra độc tố trong thức ăn. Khi gặp phải hóa chất độc hại sẽ chuyển thành màu đen. Tuy nhiên, ngày nay do lẫn nhiều tạp chất nên việc dùng bạc để thử độc trong thuốc chuột chỉ mang tính chất tương đối.
Tuy nhiên, trên thị trường cũng có khá nhiều loại thiết bị đo lượng hóa chất cũng như chất bảo vệ thực vật trong thực phẩm ở dạng kit thử hoặc máy cầm tay nhỏ gọn nhưng giá cả khá đắt đỏ.
NHIỄM ĐỘC THUỐC DIỆT CHUỘT BAO LÂU THÌ CHẾT?
Thời gian tử vong do trúng độc từ thuốc diệt chuột phụ thuộc vào liều lượng và lứa tuổi của người sử dụng mà thời gian tử vong khác nhau. Nếu nuốt phải thuốc chuột, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất và mang theo thuốc hoặc vỏ, nhãn mác loại thuốc đã sử dụng để được xử trí cấp cứu kịp thời.
BIỂU HIỆN CƠ THỂ BỊ NHIỄM ĐỘC THUỐC CHUỘT
Sau khi ăn phải do nhầm lẫn hoặc cố ý, các dấu hiệu bị đầu độc thường xuất hiện trong giờ đầu, có thể xuất hiện sớm trong vòng 10 phút, hoặc muộn tới 20 giờ. Các dấu hiệu bất thường như:
- Tiêu hoá: buồn nôn, nôn nhiều ra thức ăn, Đau bụng, ỉa chảy
- Thần kinh:lơ mơ, rối loạn ý thức các mức độ, từ lẫn lộn đến hôn mê sâu, viêm đa dây thần kinh, yếu cơ, run rẩy, thoái hoá tiểu não.
- Co giật + liệt cơ: cơn co giật toàn thân, mức độ co giật từ một vài cơn đến co giật liên tục (kiểu trạng thái động kinh). Mức độ co giật phụ thuộc vào bệnh nhân uống nhiều hay ít, lúc đói hay no, có nôn ra hay không. Co giật nhiều gây ngạt thở, sặc phổi. Ngoài cơn co giật bệnh nhân vẫn tăng phản xạ gân xương và trương lực cơ.
- Hô hấp: suy hô hấp cấp do co giật liên tục, sặc phổi, nhiễm trùng phổi. Phù phổi cấp do suy tim cấp hoặc suy hô hấp cấp tiến triển ARDS do tổn thương phổi.
- Tuần hoàn: nhịp xoang nhanh là thường gặp nhất. Tụt huyết áp do rối loạn nhịp, viêm cơ tim hay gặp ở loại ống nước không màu. Tụt huyết áp có thể gặp ở tất cả các ngộ độc nặng: mạch nhanh nhỏ khó bắt hoặc không bắt được, huyết áp tụt hoặc không đo được.
- Tiết niệu: nước tiểu thường sẫm màu do tiêu cơ vân cấp giải phóng nhiều myoglobin. Tiêu cơ vân nhiều sẽ dẫn tới suy thận cấp nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị tích cực.
CÁCH XỬ TRÍ NHANH VÀ CÁCH GIẢI ĐỘC NHANH NHẤT
Gây nôn nếu phát hiện sớm và bệnh nhân còn tỉnh, không có nguy cơ sặc vào phổi: cho bệnh nhân uống 1 hơi nhiều nước sau đó dùng tăm bông hoặc tay ngoáy họng gây nôn.
Nếu có ngừng tuần hoàn (bệnh nhân hôn mê, ngừng tim – không bắt được mạch, ngừng thở, tiến hành hồi sinh tim phổi: ép tim và thổi ngạt. Duy trì thổi ngạt 2 lần ép tim 15 lần cho đến khi tim đập lại, tự thở được, kể cả trên xe vận chuyển cấp cứu. Tuy nhiên, khi thổi ngạt cần tránh nhiễm độc cho người cấp cứu bằng cách tránh hít phải khí thở ra của bệnh nhân, thay người thổi ngạt sau mỗi vài phút.
Nếu bệnh nhân hôn mê để bệnh nhân nằm tư thế an toàn: nằm nghiêng, ngửa cổ tối đa, đầu thấp, trong quá trình vận chuyển đến bệnh viện.
Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu có thể. Chú ý mang theo các tang vật: thức ăn nước uống nghi nhiễm độc, vỏ chai lọ hoặc chất trừ sâu trẻ đã uống hoặc có trong gia đình…để giúp cho việc chẩn đoán nhanh chóng chính xác độc chất.
CÁCH PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THUỐC CHUỘT
Các hoá chất bảo vệ thực vật cần được để tại những nơi kín đáo, ở nhà kho riêng biệt hoặc trong các hộp riêng, có khoá. Không để thuốc diệt chuột gần các nơi để thức ăn, nước uống. Không dấu thuốc diệt chuột lên mái nhà, mái bếp.
Các loại chai lọ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật cần có đầy đủ nhãn hiệu. không đựng thuốc bảo vệ thực vật trong các vỏ chai lọ nước giải khát (ví dụ vỏ chai lavie)
Không để bất cứ loại hoá chất bảo vệ thực vật nào trong khu vực trẻ em thường vui chơi qua lại.