Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách ngâm chân phòng bệnh cho trẻ trong dịp Tết theo hướng dẫn của chuyên gia

Ngâm chân cho trẻ bẳng nước nấu từ cây cỏ, các loại thảo mộc là cách đơn giản phòng ngừa bệnh hiệu quả khi Tết đang đến gần.

Nhiều cha mẹ ngày nay ưu tiên chọn những phương pháp tự nhiên để hỗ trợ sức khỏe và tăng cường khả năng tự kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt trong những ngày Tết. 

Tuy nhiên, có không ít các bậc phụ huynh băn khoăn về cách ngâm chân tay cho trẻ với cây cỏ chứa tinh dầu hoặc thảo dược làm sao cho đúng cách.

Ngâm tay, chân cho trẻ từ cây cỏ hoặc thảo dược phòng bệnh dịp Tết

Ngâm tay chân bằng thảo dược thiên nhiên là bài thuốc dân gian quen thuộc ở nước và cũng được ghi chép trong các bài thuốc gia đình ở các nước phương Tây.

GS. Mességué M., một chuyên gia nghiên cứu và ứng dụng trị liệu thảo dược nổi tiếng người Pháp, đã từng hướng dẫn cách ngâm tay chân giúp hỗ trợ và thư giãn các vấn đề stress và mệt mỏi của cơ thể, giảm đau các khớp, làm dễ chịu các cơn cảm cúm thông thường.

Ngâm chân cho trẻ giúp phòng chống bệnh hiệu quả trong dịp Tết - Ảnh minh họa: Internet

Điều này được hiểu là do bàn tay và bàn chân ở cả người lớn và trẻ em là những vùng nhạy cảm và có nhiều dây thần kinh, nơi những tác nhân có dược tính có thể điều hòa.

Theo hướng dẫn ngâm tay chân cho trẻ nhỏ, TS. Anne McIntyre, Viện Quốc Gia Trị Liệu Thảo Dược, Anh Quốc chia sẻ: "Việc ngâm tay chân cho trẻ nhỏ chỉ là phương pháp tự nhiên hỗ trợ sự thư giãn và tự kháng của trẻ, không thay thế thuốc điều trị".

Cha mẹ có thể áp dụng để hỗ trợ hằng ngày như một liệu pháp massage bằng nước với thảo dược thông thường. Việc ngâm tay chân cần đúng thời điểm và đúng thời gian để đạt lợi ích tốt nhất cho sự hỗ trợ sức đề kháng cơ thể.

Theo hướng dẫn của TS Anne McIntyre, thời gian ngâm chân phòng bệnh cho trẻ thực hiện như sau:

Ngâm tay cho trẻ: Ngâm buổi sáng và chỉ cần ngâm 4 phút.

Ngâm chân cho trẻ: Ngâm trước khi ngủ và chỉ cần ngâm 4 phút.

Sau khi ngâm, bạn dùng khăn lông sạch lau và quấn quanh tay chân giữ ấm 2-3 phút. 

Trẻ em dưới 12 tuổi chỉ cần ngâm 3-4 ngày/tuần.

Cách pha nước ngâm chân cho trẻ

Cha mẹ có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên như lá bạc hà, cây húng tây, hoa cúc La Mã, gốc sả chanh, lá ngò rí, lá bạc hà kết hợp chanh tươi chanh để nấu nước cho bé ngâm chân. 

Nước sôi đổ ra chậu để nguội từ 8-10 phút, sau đó thả 1 hay kết hợp 2-3 loại thảo mộc nói trên vào nước để ít nhất 8 phút. Khi nước vừa ấm có thể ngâm chân tay.
Lượng thảo dược khoảng một nắm tay trẻ cho mỗi 500ml nước.

Cha me có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để ngâm chân cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Chỉ cần sử dụng 1 hay kết hợp 2-3 loại bên dưới. Đây là những loại thông thường được khuyên sử dụng cho trẻ em bởi TS. Anne McIntyre trong hỗ trợ miễn dịch, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu khi trẻ mắc các triệu chứng sốt hay cảm cúm thông thường đồng thời giúp trẻ giảm đau.

Không gian ngâm chân tay

Cần một không gian thoải mái và không áp lực để cơ thể trẻ có thể nhận lợi ích tốt nhất từ hoạt động thư giãn bằng liệu pháp nước kết hợp thảo mộc.

Một nghiên cứu của TS. Habibi A cho thấy: Có một mối liên hệ giữa tác dụng của âm nhạc trong phát triển não bộ và cải thiện chức năng miễn dịch của trẻ nhỏ. Do đó, lúc ngâm chân tay cho trẻ, cha mẹ cũng có thể mở một bản nhạc giúp hoạt động thư giãn tốt nhất cho não bộ.

Những lưu ý khi ngâm tay chân phòng bệnh cho trẻ

Cha mẹ không ngâm tay, chân cho trẻ trong các trường hợp: Trẻ có vết thương hở ở tay chân; có tiền sử dị ứng với các loại thảo dược nói trên; trẻ đang điều trị bệnh được yêu cầu hạn chế tiếp xúc nước; trẻ không thoải mái hoặc cảm thấy khó chịu khi sử dụng liệu pháp ngâm chân này.

Trẻ có các vết xước hoặc đang kiêng nước cần hạn chế ngâm chân - Ảnh minh họa: Internet

Trường hợp cha mẹ muốn ngâm chân tay cho trẻ khi gặp các vấn đề nói trên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. 

Lưu ý: Liệu pháp ngâm tay chân với thảo dược không có tác dụng thay thế thuốc hay biện pháp điều trị trực tiếp từ bác sĩ. 

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh

Bệnh viện Hoàng gia Wocestrer (Vương quốc Anh)

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh

Tin liên quan

Cho trẻ ăn sữa chua vào thời điểm nào là tốt nhất?

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe của bé vậy nên cho trẻ ăn sữa chua lúc nào là tốt...

Dịch sởi gia tăng, bác sĩ chia sẻ cách chăm sóc trẻ mắc bệnh

Sởi là bệnh truyền nhiễm xảy ra vào mùa đông xuân. Mắc bệnh sởi cũng có thể gây ra các...

Bác sĩ giải đáp: Mẹ có nên uống thuốc khi đang cho con bú?

Nhiều bà mẹ bị bệnh trong giai đoạn cho con bú đều có chung một thắc mắc: Nên hay không...

Bác sĩ hướng dẫn phân biệt trẻ méo đầu do dị tật hoặc do tư thế nằm

Nhiều bà mẹ cho rằng khi còn bé trẻ em do nằm lệch nhiều về một phía bị méo đầu.

Bé hay thở bằng miệng: Có phải dấu hiệu bệnh?

Tôi để ý con tôi rất hay thở bằng miệng, nhất là lúc ngủ. Tôi hỏi thì cháu nói ngậm...

Pha sữa cho bé, cha mẹ đã làm đúng cách?

Pha sữa cho bé không phải là chuyện khó khăn nhưng vẫn dễ khiến bố mẹ mắc nhiều quan niệm...

Những lời khuyên giúp cha mẹ cho trẻ ăn dặm tốt nhất

Trẻ ăn dặm đòi hỏi mẹ phải nắm vững nhiều kiến thức khoa học. Trong từng giai đoạn theo độ...

Tin mới nhất

Chồng ngoại tình, vợ dậy từ sớm chuẩn bị bữa sáng rồi kéo vali rời khỏi nhà nhưng lại khiến...

7 giờ trước

Đồng ý nhận 1 tỷ của mẹ bạn trai để chia tay người yêu, ai ngờ ngay hôm sau cô...

7 giờ trước

Bạn gái cầm theo 500 triệu bỏ trốn biệt tích, 3 năm sau gặp lại mới hiểu lý do khiến...

7 giờ trước

Thấy bạn trai phóng xe sang làm nước bẩn té khắp người bán hàng bên vỉa hè, cô gái đã...

11 giờ trước

Chồng đưa bồ về giả làm giúp việc cho tiện ngoại tình nào ngờ vợ phát hiện rồi dựng lên...

11 giờ trước

Chê vợ ở nhà ăn bám nhưng 2 tháng đi làm xa về thì choáng váng khi thấy em vừa...

11 giờ trước

Cô dâu ngã sấp mặt trước đông đảo khách khứa, nhưng phản ứng của chú rể mới khiến mọi người...

12 giờ trước

Bất ngờ bị cô gái lạ tát tới tấp trên phố, tôi chưa kịp hiểu chuyện gì thì bàng hoàng...

12 giờ trước

Sau ngày chồng mất, thủ tiết 10 năm chăm sóc bố mẹ chồng, nào ngờ ông bà tặng ‘món quà...

13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình