Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách kiểm soát bệnh hen suyễn vào mùa hè

Vào mùa hè, nắng nóng, bụi, phấn hoa là những tác nhân có thể gây kích ứng đường thở và khiến các triệu chứng hen suyễn trầm trọng hơn.

Đối với những người mắc bệnh hen suyễn, nhiệt độ cao với ánh nắng gay gắt của mùa hè có thể gây ra những thách thức đặc biệt trong việc quản lý sức khỏe hô hấp của họ.

Tuy nhiên, đừng lo lắng. Với kiến thức phù hợp và biết kiểm soát tốt, người bệnh hen suyễn có thể tự tin vượt qua mùa hè mà vẫn kiểm soát được các triệu chứng bệnh.

Các tác nhân cần lưu ý trong mùa hè

Theo Healthshots, tiến sĩ Nevin Kishore, Trưởng khoa Phế quản và Cố vấn Cấp cao về Y học Hô hấp tại Bệnh viện Max, Gurugram (Ấn Độ), cho biết một số tác nhân phổ biến gây ra bệnh hen suyễn trong mùa hè mà chúng ta nên chú ý:

Phấn hoa

Ở những người bị hen suyễn dị ứng, lượng phấn hoa từ cỏ dại, cây cỏ có thể gây ra phản ứng dị ứng. Các triệu chứng hen suyễn bao gồm ho, thở khò khè và khó thở có thể xuất phát từ những thứ này.

Ô nhiễm không khí

Do các biến số bao gồm lượng khí thải xe cộ cao hơn và sản xuất ozon ở tầng mặt đất, mùa hè thường đi kèm với tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng. Ô nhiễm không khí có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đường thở ở những người mắc bệnh hen suyễn.

Nhiệt độ cao và hoạt động thể chất

Nhịp thở tăng lên khi nhiệt độ nóng và tập thể dục, hoạt động thể chất có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.

Các hoạt động ngoài trời

Các hoạt động bên ngoài vào mùa hè như làm vườn, đi bộ đường dài và cắm trại có thể khiến mọi người tiếp xúc với nhiều tác nhân như phấn hoa, nấm mốc và ô nhiễm không khí.

Người bệnh hen suyễn rất nhạy cảm với phấn hoa, bụi, nhiệt độ cao - tác nhân thường gặp vào mùa hè. Ảnh: Valenciapediatrics.

Mẹo kiểm soát bệnh hen suyễn vào mùa hè

Tránh đi ra ngoài vào mùa nắng nóng cao điểm

Trong điều kiện thời tiết nóng và bụi bặm, những người mắc bệnh hen suyễn nên ở trong nhà càng nhiều càng tốt. Theo tiến sĩ Kishore, bụi và nhiệt độ cao có thể gây kích ứng đường thở và gây ra các triệu chứng hen suyễn.

Nếu cần phải ra ngoài, hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc bằng cách lên lịch cho các hoạt động ngoài trời vào những giờ mát mẻ hơn trong ngày, chẳng hạn sáng sớm hoặc tối muộn.

Dùng khăn ẩm lau quanh mũi và miệng

Tiến sĩ Kishore khuyên nếu bạn phải mạo hiểm ra ngoài trong thời kỳ nắng nóng đỉnh điểm hoặc bão bụi, hãy cân nhắc dùng khăn ẩm để che mũi và miệng. Nó có thể giúp lọc ra một số chất kích thích có trong không khí, tạo ra rào cản giữa đường thở và các tác nhân tiềm ẩn.

Sử dụng thuốc hít theo chỉ định của bác sĩ

Kiên trì sử dụng thuốc hít theo toa rất quan trọng trong việc kiểm soát hen suyễn. Vào mùa hè, khi các tác nhân gây bệnh phổ biến hơn, việc tuân thủ chế độ dùng thuốc càng trở nên quan trọng hơn. Thuốc hít giúp giảm viêm và giữ cho đường thở thông thoáng, giảm thiểu nguy cơ lên cơn hen suyễn.

Tránh tập thể dục khi nhiệt độ quá cao

Tham gia vào hoạt động thể chất là điều cần thiết để duy trì lối sống lành mạnh, nhưng tập luyện trong thời tiết quá nóng có thể làm căng hệ hô hấp và gây ra các triệu chứng hen suyễn. Chọn tập thể dục trong nhà hoặc chọn những thời điểm mát mẻ hơn trong ngày, như sáng sớm hoặc tối muộn, để tham gia các hoạt động ngoài trời.

Giữ nước

Đây là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt vào những tháng mùa hè. Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho đường hô hấp và giảm nguy cơ tích tụ chất nhầy, vốn có thể góp phần gây ra các triệu chứng hen suyễn. Bạn nên lựa chọn nước lọc, trà thảo dược và thực phẩm cung cấp nước như trái cây và rau quả.

Theo Phương Mai/ZING

Tin liên quan

Qua đời oan uổng khi nhổ cùng lúc 12 cái răng nhưng không được bác sĩ cầm máu

Sau khi nhổ liên tục 12 chiếc răng sâu cho bệnh nhân, bác sĩ và y tá bỏ mặc bệnh...

5 loại thực phẩm cần tránh để giữ làn da sạch mụn trong mùa nóng

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và làn da. Để có làn da...

Thói quen bảo quản thịt, cá tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc botulinum rất lớn

Nhiều gia đình tin rằng thực phẩm được bảo quản bằng cách hút chân không sẽ có thời hạn sử...

Sự thật về 'lời đồn' ăn đường gây ung thư

Đường có gây ung thư không? Đường có nuôi tế bào ung thư khiến chúng phát triển mạnh hơn? Nhiều...

Nguyên nhân khiến nữ sinh giảm còn 25kg và tử vong

Thiếu nữ 15 tuổi quyết ăn kiêng do người cô thích có tình cảm với một người con gái khác...

Vi khuẩn botulinum tồn tại như thế nào trong môi trường?

Để tồn tại, vi khuẩn botulinum đã tạo ra lớp vỏ bọc rất kín bao bọc cơ thể vi khuẩn,...

Ngoài chả lụa, 3 cháu bé ở TPHCM đã ăn gì trước khi ngộ độc botulinum?

Gia đình 3 cháu bé đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cung cấp cho phóng viên...

Tin mới nhất

Xu hướng mới trong điều trị ung thư vú

1 giờ trước

Lộ hình ảnh hiếm hoi của Phước Sang tại bệnh viện sau cơn đột quỵ, sức khỏe giờ ra sao?

1 giờ trước

Cảnh báo: Hơn 45.000 người Việt vào viện vì giun từ vật nuôi chui vào cơ thể

1 giờ trước

Phạm Băng Băng khoe ảnh mặt mộc cực đỉnh ở tuổi 42, CĐM ngỡ 'bị thời gian bỏ quên'

10 giờ trước

Cúc Tịnh Y và 3 bộ phim làm nên tên tuổi “mỹ nữ 4000 năm có một”, tạo hình đẹp...

10 giờ trước

Nghiên cứu mới chỉ ra những người có niềm đam mê quá mức với chạy bộ có thể dẫn đến...

10 giờ trước

Diễn viên Phước Sang tái đột qụy, chuyên gia chỉ ra 3 điều ai cũng cần nhớ để tránh gặp...

10 giờ trước

Ba quốc gia có tuổi thọ cao nhất nhì thế giới có chung một thói quen chẳng khác gì người...

10 giờ trước

Cách cải thiện hệ tiêu hóa: 3 điều bạn không bao giờ nên làm sau bữa ăn theo chuyên gia...

15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình