Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách chữa đau họng cho bà bầu để không ảnh hưởng đến thai nhi

Phụ nữ có thai bị đau họng không nên chủ quan, vì một số virus gây viêm họng có thể ảnh hưởng tới thai nhi như virus cúm, rubella,...

Cũng giống như chứng đau răng, viêm họng là một trong những chứng bệnh mà phụ nữ có thai dễ mắc nhất, đặc biệt là trong những ngày giao mùa, thời tiết thay đổi như hiện nay. Bà bầu bị đau họng cảm thấy cổ họng khô rát, khó nuốt thậm chí còn sưng đau, gây khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt, làm cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, nếu không chữa trị kịp thời và triệt để có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là nguyên nhân và một số cách chữa đau họng cho bà bầu đơn giản, hiệu quả. 

Nguyên nhân bà bầu bị đau họng 

Những nguyên nhân khiến bà bầu, nhất là các bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ thường bị đau họng có thể kể đến bao gồm: 

- Do virus: Thường xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa xuân khi các virus và vi khuẩn bùng phát khó khống chếkhiến  Bà bầu bị đau họng có cảm giác cổ họng khô, nóng, đau, rát buốt.

- Do viêm amidan, viêm thanh quản: Nguyên nhân chủ yếu do các tác nhân vi sinh vật. Bà bầu bị đau họng chủ yếu cảm thấy khó nuốt, khi nuốt thấy đau, có thể kèm  theo sốt.

Đau họng ở bà bầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh minh họa)

- Do nhiễm trùng cấp tính gây ra các bệnh về đường hô hấp: Nếu bà bầu bị đau họng kèm ho là triệu chứng từ bệnh cúm, sởi hoặc sốt phát ban. Bà bầu thấy đau họng kèm cổ họng khô, khàn giọng và ho có đờm. Trường hợp này bà bầu cần đến bệnh viện khám và điều trị theo phác đồ để có hiệu quả.

- Dị ứng: Bà bầu bị đau họng có thể do cơ thể phản ứng với một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nấm mốc, lông động vật, đặc biệt là do thời tiết lạnh.

- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Khi bà bầu tiếp xúc với chất kích thích gây ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp như khói thuốc lá, khói xe, không khí ngột ngạt, thông khí kém…dễ dẫn tới bà bầu bị đau họng và ho.

- Không khí khô: Đặc biệt là mùa đông khi độ ẩm không khí thấp, khô lạnh, bà bầu dễ bị đau họng, khô rát cổ họng.

Cách chữa đau họng cho bà bầu 

Khi bị đau họng trong thai kỳ thì việc sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, là điều hết sức hạn chế. Bà bầu bị đau họng tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, vì như vậy có thể gây dị dạng thai nhi. Thay vào đó, hãy thực hiện những cách chữa đau họng cho bà bầu đơn giản, hiệu quả dưới đây:

Súc miệng nước muối

Khi bị đau họng, mẹ bầu nên súc miệng nhiều lần hàng ngày bằng nước muối ấm sẽ giảm sưng cổ họng và tiêu đờm. Hơn nữa, nó còn giúp đào thải chất gây kích ứng và vi khuẩn, làm săn niêm mạc, giảm phù nề chống viêm, thay đổi độ pH của niêm mạc họng. 

Uống nước ấm

Khi bà bầu bị đau họng, cổ họng bị kích thích hoặc bị viêm, uống nước ấm sẽ giúp màng nhầy ẩm ướt, chống lại vi khuẩn, các chất kích thích gây dị ứng và các triệu chứng cảm lạnh.

Uống trà

Uống trà thảo dược ấm cũng là một cách chữa đau họng hiệu quả. Trà có tác dụng làm dịu cổ họng bị đau. Hơn nữa trà thảo dược còn chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thêm một ít mật ong vào trà để hiệu quả tốt hơn.

Uống trà là một trong những cách chữa đau họng đơn giản, hiệu quả cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Dành thời gian nghỉ ngơi 

Nghỉ ngơi là cách tốt nhất giúp bà bầu bị đau họng chống lại bệnh nhiễm trùng gây ra đau họng. Phần lớn, viêm họng do virus cảm lạnh, dành thời gian nghỉ ngơi tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và chống lại sự thâm nhập của virus gây bệnh. Đây có thể không phải là giải pháp nhanh nhất, nhưng có lẽ là cách tốt nhất có thể làm để chống lại bệnh nhiễm trùng gây ra đau họng.

Một số cách chữa đau họng cho bà bầu bằng nguyên liệu dễ kiếm:

1. Dùng chanh và muối

Mẹ bầu thái quả chanh thành những lát nhỏ, sau đó trộn với muối hạt và ngậm khi mới bị viêm họng. Mỗi ngày ngậm 5 lần sẽ có giúp giảm bớt triệu chứng đau họng. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể hòa chanh với nước muối rồi uống. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng là cách chữa đau họng hiệu quả.

2. Dùng cà rốt

Các mẹ lấy củ cà rốt, rửa sạch, gọt hết vỏ rồi ép lấy nước. Sau đó cho 2 – 3 thìa mật ong vào cốc nước cà rốt quấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp này theo tỉ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng từ 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 7 phút sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt đau họng nhanh chóng.

Nước ép cà rốt thêm mật ong giúp chữa đau họng cho bà bầu nhanh nhất. (Ảnh minh họa)

3. Dùng bột nghệ

Lấy ½ thìa bột nghệ cho vào ½ cốc nước nóng, sau đó cho thêm một ít muối sạch. Khuấy đều lên và uống ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 ngày.

Cách này bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu mẹ nào bị viêm họng kèm theo ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.

4. Dùng củ cải tươi

Khi mẹ bầu bị hổ, đau họng mà bị khàn tiếng, mất tiếng thì hãy dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống. Ngoài ra, nấu cháo củ cải nóng với hành và tía tô cũng giúp chữa đau họng cho bà bầu.

5. Dùng lá tía tô

Lá tía tô tươi, mẹ bầu nghiền lấy nước uống 5 lần trong ngày sẽ giảm bớt đau họng. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm, nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng. Ăn cháo nóng có nhiều hành, tía tô, hạt tiêu cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn vùng họng.

Trong trường hợp mẹ bị đau họng nặng kèm triệu chứng ho, sốt cao cần đến bệnh viện kiểm tra ngay để có phương pháp chữa trị kịp thời. 

 

Theo Minh An/ Khám phá

Tin liên quan

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...

Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?

Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...

Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước

Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....

Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?

Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.

Người nuôi chó mèo có cần đi xét nghiệm để phát hiện sán chó?

Tôi hay bị nổi dị ứng da và có xét nghiệm máu dương tính với sán chó, tôi có nhiễm...

Xóa xăm có để lại sẹo?

Tôi có ý định xóa hình xăm. Xin hỏi bác sĩ hiện nay có những phương pháp xóa xăm nào...

Bị cúm, khi nào nên đeo khẩu trang?

Tội vừa có triệu chứng của cúm như ho, đau đầu, nhức mỏi người. Lúc này, tôi đã nên đeo...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

16 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

16 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

16 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 6 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 6 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 6 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 10 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 10 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình