Phụ Nữ Sức Khỏe

Các nhà khoa học trả lời câu hỏi: 'Bao giờ đại dịch COVID-19 kết thúc?'

Loài người sắp kỷ niệm hai năm đại dịch COVID-19. Trên toàn cầu, hơn 5 triệu người đã chết vì con virus này và chắc chắn đây chưa phải là con số chính xác cuối cùng.

Chỉ mới tuần trước, các nhà khoa học lại phát hiện ra một biến thể coronavirus mới Omicron đáng lo ngại, khiến nhiều người trở nên hoang mang và đặt ra những câu hỏi như: Chúng ta có khả năng diệt trừ virus này như thế nào? Điều đó thực sự có nghĩa là gì, và thế giới sẽ như thế nào nếu chúng ta không thể?

Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết tất cả về SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19, nhưng các nhà khoa học đã tìm hiểu đủ để trả lời một số câu hỏi như sau:

Chúng ta có thể diệt trừ COVID-19 không?

 

Những người ủng hộ chiến dịch diệt trừ virus trích dẫn những tổn thất cao, cả về mặt sức khỏe và vấn đề kinh tế đang diễn ra. Cho đến nay, hơn 250 triệu ca nhiễm trùng đã được xác nhận trên toàn cầu với hơn 5 triệu ca tử vong. Các nhà kinh tế ước tính rằng các ca nhiễm COVID-19 sẽ gây tiêu tốn 1,4 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Ngay cả khi có vaccine, COVID-19 vẫn gây ra tổn thất cực kỳ tốn kém trong những năm tới trên nhiều phương diện.

Và đúng là một khi mầm bệnh được tiêu diệt, các biện pháp hạn chế có thể được giảm thiểu hoặc loại bỏ. 

Nhiều bài viết y khoa từng nói rằng không nên diệt trừ SARS-CoV-2 bởi nó sẽ là thách thức to lớn như những nỗ lực xóa sổ bệnh bại liệt đang diễn ra. Đầu tư vào một chiến dịch để làm như vậy sẽ là sử dụng sai các nguồn lực hạn chế và việc thất bại của một chiến dịch tiêu diệt dịch bệnh cấp cao có thể khiến các cấp độ kiểm soát khác trở nên khó khăn hơn.

Sự khác biệt giữa diệt trừ và loại bỏ virus là gì?

Diệt trừ có nghĩa là virus hoàn toàn bị tiêu diệt trong tự nhiên. Chúng ta đã đạt được điều này với bệnh đậu mùa ở người và động vật. 

Sự diệt trừ đôi khi bị nhầm lẫn với sự loại bỏ. Trong khi loại bỏ đề cập đến việc tiêu diệt virus trên toàn cầu (ngoại trừ trong phòng thí nghiệm), thì diệt trừ đề cập đến một hình thức kiểm soát hạn chế hơn, trong đó các ca nhiễm trùng mới trong các quốc gia cụ thể được giảm xuống 0. Mỹ đã làm điều này với các loại virus khác bao gồm virus gây bệnh sởi, rubella (bệnh sởi Đức) và bại liệt.

Việc duy trì sự đào thải là rất khó. Mỹ, quốc gia đã loại trừ bệnh sởi, gần như mất vị thế đó do đợt dịch năm 2019 khiến các ca bệnh gia tăng trên toàn cầu (chủ yếu là do bùng phát ở những người chưa được tiêm chủng).

Điều gì làm cho COVID-19 có khả năng chống lại sự diệt trừ?

Khoảng 35% trường hợp nhiễm COVID-19 không có triệu chứng. Điều đó làm phức tạp việc kiểm soát lây lan và chẩn đoán. Để tìm thấy những người bệnh không có triệu chứng, chúng ta phải xây dựng các chương trình giám sát sâu rộng (như những gì đã thực hiện trong chiến dịch xóa sổ bệnh bại liệt), kiểm tra các trường hợp người cũng như mẫu nước thải để xác định xem virus có lưu hành trong cộng đồng hay không. Thật khó để ngăn chặn sự lây truyền nếu bạn thậm chí không biết căn bệnh đang ở đó.

Và ngay cả đối với những trường hợp có triệu chứng, việc chẩn đoán cũng rất khó khăn. Không giống như bệnh đậu mùa có các triệu chứng có thể dễ dàng phân biệt với các loại virus gây phát ban khác, COVID-19 gây ra các triệu chứng có thể giống biểu hiện của bệnh cúm và các virus đường hô hấp khác, có nghĩa là cần có phương pháp xét nghiệm nhanh chóng, chính xác, phổ biến và giá cả phải chăng để xác nhận các trường hợp.

Cuối cùng, căn bệnh này hiện đang lưu hành giữa nhiều loài động vật ngoài con người, chưa có dấu hiệu kết thúc.

Tác dụng của vaccine?

Vaccine là một phương pháp tuyệt vời để ngăn chặn sự lây truyền dịch bệnh, nhưng vaccine hiện tại cho COVID-19 hiện không hiệu quả bằng vaccine phòng bệnh đậu mùa, bệnh sởi và bệnh bại liệt.

Vaccine COVID-19 làm giảm sự lây truyền nếu những người được tiêm chủng bị nhiễm bệnh, nhưng chúng không loại bỏ hoàn toàn nó. Một lần nữa, điều này làm cho việc diệt trừ dịch bệnh này trở nên khó khăn hơn nhiều.

Một điều đáng lo ngại nữa là các biến thể. Các virus gây bệnh sởi, đậu mùa và bại liệt có ít đa dạng di truyền hơn, vì vậy các biến thể nói chung có thể bị vô hiệu hóa bằng khả năng miễn dịch do vaccine gây ra.

Với SARS-CoV-2, các nhà khoa học chưa chắc chắn về mức độ ảnh hưởng của các biến thể, nhưng ít nhất về mặt lý thuyết, hoàn toàn có khả năng xuất hiện một biến thể có thể thoát được khả năng miễn dịch do tiêm chủng hoặc nhiễm trùng trước đó mang lại. Hiện các thử nghiệm hiện đang được tiến hành với biến thể Omicron để xác định xem nó có khả năng thoát khỏi các kháng thể được tạo ra chống lại các biến thể trước đó hay không.

Các đột biến trong protein đột biến của virus, liên kết với tế bào của vật chủ và là thứ mà hệ thống miễn dịch nhận ra, có thể dẫn đến thay đổi trình tự axit amin của protein. Nếu những thay đổi này xảy ra đúng chỗ, chúng có thể làm thay đổi protein đến mức các kháng thể của chúng ta ít nhận ra hoặc thậm chí còn không nhận ra protein.

Bên cạnh đó, còn có vấn đề về khả năng miễn dịch suy giảm theo thời gian. Việc chủng ngừa bệnh bại liệt, bệnh đậu mùa và bệnh sởi mang lại khả năng miễn dịch lâu dài, có khả năng suốt đời. Với coronavirus nói chung, chúng ta biết rằng khả năng miễn dịch có thể suy giảm nhanh chóng, khiến các cá nhân dễ bị tái nhiễm. Hiện tại, chúng ta đang chứng kiến điều này với SARS-CoV-2, ở cả những người đã được tiêm phòng và những người đã bị nhiễm bệnh trước đó.

Giải pháp cho những vấn đề này chỉ đơn giản là tiêm chủng bổ sung, nhưng điều đó đòi hỏi một chiến dịch vaccine thường xuyên, vốn dĩ đang gặp khó khăn về kinh phí thực hiện, thiếu hụt vaccine và cả sự bài xích vaccine từ một số người.

Theo Hà Anh/Sức khỏe đời sống

Tin liên quan

Bộ Y tế: Nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập Việt Nam là rất lớn

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hiện tại, Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm biến chủng...

Nhà bào chế vaccine AstraZeneca: Đại dịch kế tiếp có thể chết chóc hơn COVID-19

Bà Sarah Gilbert, một trong những người tham gia bào chế vaccine Oxford/AstraZeneca, cho biết các đại dịch trong tương...

An Giang: Bắt 2 ô tô tải vận chuyển trên 150 sản phẩm đồ gỗ không rõ nguồn gốc

Sáng  ngày 6/12, Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang cho biết, trong lúc tuần tra chống buôn...

Tự ý gây thương tích rồi dựng chuyện bị cướp

Cơ quan CSĐT Công an huyện An Phú cho biết đã xác minh, điều tra làm rõ vụ cướp giật...

Thông báo khẩn của TP.HCM: Dịch cấp độ 2, có 3 quận huyện tăng cấp độ dịch

Sáng 6-12, UBND TP.HCM có thông báo khẩn về cấp độ dịch trên địa bàn TP.HCM theo nghị quyết 128....

"Người PTSD": Không thể mãi sống trong quá khứ để níu giữ những khổ đau

Người ta không thể mãi sống trong quá khứ để níu giữ những khổ đau. Chỉ có yêu thương mới...

Chuyên gia Nga: Omicron có thể là dấu hiệu đại dịch sắp kết thúc

Theo ông Nikiforov, biến thể Omicron có thể khiến virus SARS-CoV-2 trở thành một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp...

Tin mới nhất

Con trai càng lớn càng giống ông hàng xóm, chồng âm thầm đi xét nghiệm ADN, kết quả khiến vợ...

31 phút trước

Đến nhà đồng nghiệp ăn tối, tôi bị thu hút bởi vợ cậu ta, cô ấy lén kéo tôi vào...

32 phút trước

Số điện thoại chồng quá cố gọi đến lúc đang bên chồng sắp cưới, tôi lạnh người khi nghe giọng...

33 phút trước

Ly hôn 10 năm, chồng không sinh được con quay về đòi nuôi con trai, tôi ném tờ giấy xét...

35 phút trước

Cuối tuần chồng đi công tác, tôi được sếp đến nhà cho 10 triệu để xin ở lại một đêm,...

36 phút trước

Làm bảo mẫu được trả lương 50 triệu/tháng nhưng tôi xin nghỉ việc gấp vì những yêu cầu quá đáng...

1 giờ trước

Giúp việc lương 10 triệu/tháng vẫn bớt xén tiền đi chợ khiến con nhập viện, tôi đuổi việc thì cô...

1 giờ trước

Chồng đòi ly hôn vì thấy 3 giọt nước trên xe hơi, nghe con trai vạch trần lý do, tôi...

1 giờ trước

Cưới nhau 5 năm vẫn chưa có nhà riêng, tôi bị bố mẹ vợ khinh thường "ăn nhờ ở đậu...

1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình