Nội dung bài viết
Các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Bên cạnh việc dùng thuốc hỗ trợ dưỡng thai bảo đảm 3 tháng đầu thai kỳ thì các chuyên gia cũng khuyến khích sử dụng các loại rau tốt cho bà bầu để thai nhi có thể hấp thụ các dưỡng chất tự nhiên qua chế độ ăn uống khoa học.
Cải bó xôi
Cải bó xôi hay còn gọi là rau chân vịt, rau bina là gợi ý đầu tiên dành cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Loại rau này chứa nhiều axit folic và sắt cao hơn nhiều so với các loại rau khác. Bà bầu chỉ cần luộc rau chấm với tương hoặc xào tỏi cùng dầu oliu để tốt cho sức khỏe.
Măng tây
Măng tây cũng chứa nhiều axit folic cùng hàm lượng vitamin cao gồm vitamin D, K,… Các chất này đều có khả năng hỗ trợ trẻ phát triển ổn định và toàn diện hơn. Bà bầu nên ăn một chén măng tây mỗi ngày để cung cấp đủ vitamin K cần thiết cho cơ thể. Điều này giúp phòng tránh tình trạng dị tật của trẻ ở ống thần kinh. Một số cách chế biến măng tây gợi ý như xào thịt bò, thịt gà, tôm, nấm…
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh (bông cải xanh) không chỉ chứa nhiều sắt mà còn có hàm lượng axit folic cao. Cả 2 chất này đều đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp bà bầu khỏe mạnh trong suốt quá trình thai kỳ. Cách thức chế biến loại rau này khá đơn giản chỉ cần luộc sơ, xào cùng thịt bò hay dùng nấu canh đều ngon miệng.
Đậu bắp
Đậu bắp là một trong số các loại rau tốt cho bà bầu dễ ăn nhất. Trung bình 1g đậu bắp chứa đến 36.5g axit folic cùng nhiều chất xơ nhuận tràng và hạn chế tối đa tình trạng táo bón thường gặp khi mang thai. Đặc biệt đậu bắp còn có lượng calo khá thấp nên bà bầu không cần lo vấn đề lượng đường trong máu tăng khi ăn nhiều.
Rau dền
Rau dền được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi nó chứa nhiều protid, lipid, canxi, glucid cùng các loại vitamin,… Công dụng chính của các chất này là lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể để bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn khi ốm nghén. Đặc biệt canh rau dền lại vô cùng dễ ăn, tiêu hóa nhanh và chế biến đơn giản.
Rau mồng tơi
Một trong số các loại rau tốt cho bà bầu nữa đó là rau mồng tơi. Rau giúp bà bầu giảm lượng cholesterol và kiểm soát được cân năng của mình. Đặc biệt trong rau có chứa một loại chất nhầy với khả năng nhuận tràng và hạn chế táo bón hiệu quả. Ngoài ra còn có vitamin C hỗ trợ chống tình trạng viêm nhiễm các loại.
Cà chua
Cà chua là loại thực phẩm có chứa axit nicotinic giúp điều hòa lượng cholesterol và tăng cường lưu thông máu. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim. Đặc biệt là lượng vitamin A đáng kể tốt cho thị giác của bé vừa mới hình thành.
Cách chế biến các món ăn từ cà chua khá đơn giản và dễ làm, bà bầu có thể ăn sống nhưng cần rửa sạch trước khi ăn hoặc dùng nấu canh, làm món sốt, xào,…
Các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Các loại đậu
Các món thuộc họ đậu thường chứa nhiều protein hỗ trợ tốt trong việc phát triển mô và cơ cho trẻ. Loại đậu tốt nhất trong nhóm này phải kể đến là đậu phộng. Bên cạnh đó còn có đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,…
Bà bầu có thể lựa chọn chế biến các món ăn đơn giản như cháo, chè, hầm canh, hầm súp,… Tuy nhiên nếu nấu món ngọt các mẹ không nên cho quá nhiều đường để tránh bị đái tháo đường khi mang thai.
Củ cải đường
Củ cải đường cung cấp lượng đường tự nhiên không lo béo hay tiểu đường cho bà bầu. Mỗi chén củ cải đường có chứa khoảng 30% nhu cầu axit folic mà cơ thể cần mỗi ngày. Đặc biệt là kali có trong loại rau này giúp bà bầu tránh tình trạng phù nề khi mang thai.
Món ăn quen thuộc thường được nhiều người chế biến đó là thịt kho củ cải. Tuy nhiên, đôi khi bà bầu cũng có thể thay đổi khẩu vị với canh củ cải, củ cải hầm thịt gà hay củ cải xào thịt,…
Cải chíp
Cải chíp là loại rau cải có vị ngọt thanh, rất thích hợp khi đem xào cùng thịt bò hay các loại thịt đỏ. Bên cạnh sắt và canxi, cải chíp còn giàu kali, omega-3 cùng các loại vitamin có lợi khác. Tất cả đều là các vi chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé.
Ngoài cách chế biến món ăn mặn bà bầu cũng có thể xay nước ép cải chíp để uống nhằm bổ sung dưỡng chất một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Rau cần
Loại rau này được nhiều bà bầu ăn để đề phòng các cơn tiền sản giật. Trong rau cần có chứa lượng carotene dồi dào giúp cơ thể mẹ tổng hợp lượng vitamin A truyền sang con hỗ trợ hoàn thiện thị giác thai nhi. Đồng thời còn có tác dụng thanh nhiệt và an thần, ổn định huyết áp bà bầu.
Những loại rau bà bầu không được ăn
Rau răm
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu tuyệt đối không được ăn rau răm vì có nguy cơ dẫn đến tình trạng mất máu. Đặc biệt loại rau này có chứa chất gây ra dấu hiệu tử cung co thắt và nghiêm trọng hơn là sảy thai. Tuy nhiên, bà bầu có thể ăn kèm vài cọng rau răm cùng với trứng vịt lộn sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề nguy hiểm nào.
Rau ngót
Đây là loại rau có chứa chất papaverine, nguyên nhân gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung dẫn đến việc tiêu chảy và sảy thai. Do đó, để an toàn nhất bà bầu nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là nước lá ngót sống.
Mướp đắng
Mướp đắng giàu vitamin B, sắt, kẽm, kali,… có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. Tuy nhiên, vị đắng của loại rau này gây kích thích mạnh dẫn đến tình trạng co bóp tử cung và dạ dày. Nghiêm trọng hơn có thể làm sảy thai ở những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã qua nạo phá nhiều lần.
Rau sam
Rau sam thuộc tính hàn, vị chua nên có tác dụng thanh nhiệt và lương huyết giải độc. Đặc biệt trong rau còn chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, nhất là hàm lượng axit béo omega-3 cao.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai nên hạn chế tiêu thụ loại rau này. Bởi nó có thể gây kích ứng mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp. Điều này rất dễ dẫn đến việc sảy thai và nguy hiểm đến tính mạng bà bầu.
Một số lưu ý khi chọn mua các loại rau tốt cho bà bầu
- Hiện nay tình trạng rau bẩn, rau bị phun thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích tăng trưởng,.. đang ở mức báo động. Do đó, bà bầu nên chọn mua rau từ nguồn có xuất xứ rõ ràng và chất lượng đạt tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Tuyệt đối tránh ăn rau còn sống chưa rửa kỹ vì có thể tiềm ẩn nhiều mầm bệnh gây hại cho sức khỏe mẹ và bé.
- Không nên ăn rau quá chín vì khi đó các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi đáng kể.
- Không nên tự ý kết hợp những thành phần lạ nấu cùng các loại rau vì có khả năng xảy ra nhiều trường hợp đồ ăn kỵ nhau gây ngộ độc.
- Bên cạnh ăn các loại rau, bà bầu nên bổ sung thêm một vài thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, sữa,… để hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể bà bầu được khỏe mạnh hơn.
Bài viết đã tổng hợp đầy đủ các loại rau tốt cho bà bầu. Do đó, trong thời kỳ mang thai bà bầu nên bổ sung những loại rau này vào thực đơn bữa ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.