Sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất non yếu nên bé rất dễ gặp phải một số bệnh thường gặp như rôm sảy, vẹo cổ, cảm cúm, bệnh huyết tán, hạt kê trên da…. Phununews sẽ giúp các mẹ biết các nhận biết, và cách xử lý các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh.
1/ Rôm sảy
Rôm sảy là những nốt sần đỏ xuất hiện ở tất cả các vị trí và đặc biệt là những bùng da ở nơi nếp gấp khiến cho trẻ có cảm giác ngứa ngày khó chịu. Hiện tượng rôm sảy thường xảy ra bởi một số nguyên nhân như: mùa nóng mồ hôi không thoát được ra ngoài làm cho rôm sảy phát triển, mùa đông cha mẹ ủ ấm quá cũng gây rôm sảy cho bé, vệ sinh cho bé kém… Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mẹ cần chọn cho bé những phương pháp xử lý khác nhau.
Cách xử lý bệnh rôm sảy
+ Sắp xếp phòng của bé rộng rãi, thoáng mát, chọn cho bé những đồ quần áo vải coton mềm, nhạt màu.
+ Tắm cho bé hàng ngày để giữ vệ sinh cho da, mẹ có thể tắm cho bé bằng mướp đắng, lá sài đất, trà xanh để sạch sẽ và trị rôm sảy tốt.
+ Không nên sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy.
+ Vào mùa đông nếu ủ ấm quá cho bé thì mẹ nên thường xuyên kiểm tra lưng cho bé xem có thấy mồ hôi hay không.
+ Quần áo của bé cần được giặt giũ và phơi ở nơi sạch sẽ và không có bụi khói.
+ Nếu bé bị rôm sảy phát triển trong vài ngày và tình trạng nặng hơn sau khi đã thực hiện các biện pháp xử lý hoặc bé có dấu hiệu sốt thì mẹ bầu cần cho bé đi khám để bác sĩ kiểm tra và tìm ra phương pháp điều trị kịp thời.
2/ Vẹo cổ
Vẹo cổ bẩm sinh do cơ ức đòn chũm bị co rút là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu của chứng này có thể do tư thế xấu của thai nhi trong tử cung; người mẹ khi mang thai thiếu vận động dẫn đến nuôi dưỡng cơ ức đòn chũm bị hạn chế; hoặc trong khi sinh nở cơ ức đòn chũm bị chấn thương, mạch máu trong cơ bị xuất huyết, từ cục máu đông bị xơ hoá kích thích nhóm cơ này co rút.
Trong 2 tuần đầu tiên sau sinh, cha mẹ có thể phát hiện bệnh nếu quan sát thấy đầu của trẻ nghiêng xuống một bên vai trong khi cằm lại quay về hướng khác. Rõ hơn, cha mẹ có thể sờ thấy rên cơ ức đòn chũm có một khối u cơ rắn chắc, khác với phản ứng hạch trong các chứng viêm nhiễm. Y học chưa tìm được nguyên nhân của căn bệnh này song theo các nghiên cứu, những trẻ sinh ngược thường mắc bệnh.
Nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể khỏi hoàn toàn, càng để muộn sẽ dễ dàng gây nhiều biến chứng và khó khăn cho việc điều trị, thậm trí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe.
3/ Cảm cúm
Tương tự như hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm cũng là bệnh thường xuyên ghé thăm trẻ nếu môi trường sống không trong sạch, tiếp xúc với người đang bị cảm cúm. Với trường hợp trẻ cảm cúm, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ trẻ và theo dõi sự dao động của nhiệt độ. Nếu nhiệt độ từ 38 - 40 độ thì mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc, chỉ cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, sử dụng một số bài thuốc hạ sốt như đắp lá diếp cá.
Nếu mẹ quá lo lắng thì có thể cho trẻ đi bệnh viện để xét nghiệm và tìm hiểu nguyên nhân gây sốt, tuyệt đối không tự mua thuốc uống cho trẻ.
4/ Bệnh huyết tán
Bệnh huyết tán - một căn bệnh gây ra do sự không tương thích giữa máu mẹ và thai nhi. Thông thường, bệnh phát triển không do sự không tương thích của yếu tố Rh trong máu mẹ và thai nhi. Bệnh xuất hiện khi các kháng thể máu của người mẹ phá hủy tế bào máu của thai nhi.
Bệnh huyết tán ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân này thường phát triển sau lần mang thai thứ hai của người mẹ. Có nhiều biểu hiện bệnh khác nhau, nhẹ thì có thể được điều trị bằng thuốc, nhưng nặng thì trẻ cần phải được truyền máu suốt đời.
5/ Hạt kê trên da
Hầu hết trẻ sơ sinh đều gặp vấn đề này khi mới sinh ra. Mẹ sẽ thấy da bé có những hạt nhỏ màu trắng đục, nhô lên trên da. Nguyên nhân do sự ứ đọng của chất bã và thường gặp ở vùng trán, mũi, gò má hoặc bắp tay.
Bệnh lý về da này sẽ hết nhanh chóng sau vài tuần lễ khi mẹ tắm cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không dùng tay cậy các nốt mụn này và kỳ mạnh vì có thể làm chúng nhiễm trùng.
6/ Vàng da sinh lý
Những ngày sau sinh, hồng cầu của trẻ sơ sinh bị vỡ, giải phóng ra các sắc tố mật gây nên hiện tượng vàng da. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da xảy ra vào ngày thứ 4 – 5 sau sinh và chấm dứt vào ngày thứ 9 – 10 trở đi. Nước tiểu trẻ có màu vàng chứng tỏ có sự chuyển hóa bilirubin theo nước tiểu ra ngoài. Đối với trẻ non tháng tình trạng vàng da kéo dài hơn. Vàng da sinh lý trẻ vẫn bú bình thường, tri giác của trẻ hoạt động linh hoạt.
Các bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, có thể uống thêm nước và cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng từ 7 giờ đến 8 giờ.
Trẻ mới sinh sức đề kháng kém, lại chưa quen với môi trường thế giới bên ngoài nên thường sẽ có những biểu hiện cho cha mẹ thấy tình trạng sức khỏe của mình. Các mẹ chỉ cần tinh ý quan sát con hàng ngày và trang bị cho mình những kiến thức về các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh là có đủ tự tin để chăm sóc bé cưng của mình đúng cách.