Phụ Nữ Sức Khỏe

Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 báo hiệu điều gì?

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu buồn nôn là hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 là dấu hiệu của điều gì thì không phải ai cũng biết.

Mỗi một người phụ nữ khi mang thai sẽ có những trải nghiệm về thời kỳ này khác nhau bởi cơ địa của mỗi mẹ là khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều sẽ bị buồn nôn, nghén trong 3 tháng đầu tiên. Đây là thời kỳ mà hiện tượng ốm nghén dẫn đến buồn nôn xuất hiện rõ nét nhất. Qua giai đoạn này rồi mẹ sẽ không còn thấy hiện tượng này nữa.

Và cho đến gần sinh, một vài người sẽ lại thấy xuất hiện buồn nôn. Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và mẹ cần theo dõi để có hướng giải quyết hợp lý.

Buon non khi mang thai thang thu 9 1
Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 báo hiệu điều gì? - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân của hiện tượng buồn nôn ở tháng cuối thai kỳ

Bên cạnh việc mệt mỏi khi mang thai tháng cuối thì trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng khác ví dụ như buồn nôn. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do các vấn đề liên quan đến dạ dày.

Thai nhi vào tháng thứ 9 sẽ phát triển lớn hơn, cân nặng sẽ tăng lên. Vì vậy mà thai sẽ chèn ép lên dạ dày của mẹ dẫn đến tiêu hóa chậm hơn. Axit dạ dày dễ bị trào ngược lên khiến mẹ có cảm giác buồn nôn.

Vào tháng cuối cùng của thai kỳ, nội tiết tố của mẹ thay đổi một cách đột ngột. Có một số hormone khiến mẹ mất đi vị giác hoặc thèm ăn nhiều hơn và buồn nôn nhiều hơn nếu thức ăn không phù hợp.

Mẹ cần phải lưu ý vì 3 tháng cuối thai kỳ buồn nôn mẹ sẽ không ăn được dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho trẻ. Nếu mẹ buồn nôn kéo dài kèm theo hiện tượng huyết áp thấp cần phải đến gặp bác sĩ vì khi để lâu sẽ làm cho mẹ bầu bị mất nước, vận chuyển máu bị cản lại, chóng mặt, buồn nôn, ảnh hưởng đến thai nhi.

Buon non khi mang thai thang thu 9 2
Buồn nôn tháng cuối là do dạ dày bị chèn ép ảnh hưởng đến tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 là dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén

Việc buồn nôn khi mang thai sẽ không còn là điều bình thường nếu chúng lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài, cứ ăn vào là nôn. Đó là dấu hiệu mẹ bầu bị mất nước và thậm chí trúng độc, đây chính là nhiễm độc thai nghén.

Lúc này, mẹ bầu sẽ bị thiếu chất, gầy yếu, xanh xao. Nếu mới chỉ chớm bị, mẹ có thể khắc phục bằng việc thay đổi lại chế độ ăn uống cũng như nghỉ ngơi đúng cách. Sau đó, các triệu chứng ốm nghén giảm dần, mất hẳn, thai phụ bình phục trở lại thì sẽ không có vấn đề gì cả.

Buon non khi mang thai thang thu 9 3
Nếu mẹ bầu suy yếu, xanh xao là dấu hiệu quả nhiễm độc thai nghén - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, nếu là nhiễm độc thai nghén đã bị nặng thì mẹ sẽ gặp phải những điều sau: thai nhi bị suy dinh dưỡng, mẹ bầu nôn ra nước chua dẫn đến mất nước, thiếu máu, sức khỏe suy kiệt, phù nề, tăng huyết áp, protein niệu…

Các biến chứng nguy hiểm mà mẹ sẽ gặp phải nặng nhất chính là tiền sản giật và sản giật nếu bị bị nhiễm độc thai nghén. Dấu hiệu của tiền sản giật là mẹ buồn nôn, choáng váng, mờ mắt, chân phù, protein trong nước tiểu tăng cao, huyết áp tăng.

Buon non khi mang thai thang thu 9 4
Cần theo dõi nếu tình trạng buồn nôn kéo dài, lặp đi lặp lại - Ảnh minh họa: Internet

Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 cần chú ý những gì?

Mẹ bầu buồn nôn trong tháng cuối thai kỳ có thể sẽ được cải thiện nếu thực hiện đúng những điều sau đây.

Không nên ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo và thức ăn chiên xào. Điều này sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, ngấy, không ăn được và càng buồn nôn hơn.

Để tránh hiện tượng mất nước, mẹ hãy bổ sung thật nhiều nước hằng ngày. Nước có thể là nước lọc, nước hoa quả, nước canh để đa dạng hơn chất dinh dưỡng.

Nguyên nhân chính khiến mẹ buồn nôn trong tháng cuối là do dạ dày. Và để giúp mẹ ăn no bụng, hạn chế cảm giác buồn nôn thì bánh mì, ngũ cốc cùng với các loại hạt khô là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Có những bà bầu buồn nôn về đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, hãy ngủ thêm vào các buổi trưa để giúp mẹ ngủ đủ giấc. Nhờ vậy mà việc trao đổi chất được tăng cường, hạn chế việc cơ thể mệt mỏi.

Chia ra thành nhiều bữa nhỏ để việc ăn uống dễ dàng hơn, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Nếu chỉ ăn một bữa, cảm giác đầy bụng sẽ càng khiến mẹ buồn nôn hơn.

Buon non khi mang thai thang thu 9 5
Chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn quá no trong một bữa - Ảnh minh họa: Internet

Những dấu hiệu cần lưu ý khi mang thai ở tháng thứ 9

Bên cạnh việc buồn nôn báo hiệu cơ thể của trẻ phát triển, sắp đến thời gian sinh thì mẹ bầu cũng sẽ thấy những hiện tượng khác. Mẹ cần phải đặc biệt lưu ý vì có thể lâm bồn bất cứ lúc nào:

  • Tiêu chảy
  • Chuột rút
  • Đau lưng dưới
  • Bong nút nhầy
  • Ra máu báo
  • Thường xuyên bị co thắt
  • Vỡ ối
  • Vùng xương chậu và trực tràng phải chịu áp lực lớn.
Buon non khi mang thai thang thu 9 6
Hãy đến gặp bác sĩ khi thấy cơ thể khó chịu - Ảnh minh họa: Internet

Tháng thứ 9 đã là thời điểm cận kề với ngày sinh, mẹ hãy chuẩn bị tinh thần thật tốt để đón em bé của mình ra đời. Dù là bất cứ sự thay đổi nào trên cơ thể cũng cần phải theo dõi thật kỹ lưỡng. Nếu gặp hiện tượng buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 hãy áp dụng theo những cách trên để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Cúc Nguyễn

Tin liên quan

Những món bà bầu không nên ăn trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé

Việc ăn gì, uống gì là là điều vô cùng quan trọng đối với bà bầu. Vì vậy hãy cùng...

Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai - Những nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục hiệu quả

Chóng mặt buồn nôn khi mang thai là triệu chứng nhiều mẹ bầu gặp phải. Nguyên nhân gây ra hiện...

Xử trí nôn ói 3 tháng cuối thai kỳ

Buồn nôn hay ốm nghén thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sau đó, các triệu chứng sẽ...

Nôn nghén có nên dùng thuốc Ðông y?

Vợ em có thai lần đầu, sang tháng thứ hai nôn nghén rất dữ. Em nghe nói có thể dùng...

Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Triệu chứng ho trong thai kỳ là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Ho như thế có ảnh hưởng đến...

Bà bầu bị ợ chua nóng cổ phải làm sao?

Bà bầu bị ợ chua nóng cổ là tình trạng rất thường gặp trong giai đoạn thai nghén đầu tiên....

Bà bầu ho có đờm đặc không cần lo vì những 'tuyệt chiêu' điều trị này

Mẹ bầu bị ho cần phải chú ý vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nhưng với...

Tin mới nhất

Chuyên gia cảnh báo nên kiểm soát 3 yếu tố này nếu không muốn tăng nguy cơ mất trí nhớ...

58 phút trước

Xót xa cuộc đời bất hạnh của đào chính Hoa Mỹ Hạnh: Nhan sắc tàn phai, khuôn mặt "biến dạng",...

59 phút trước

Hai "nàng dâu hào môn" chuộng gu kín bưng đi biển nhưng vẫn khoe trọn đường cong mỹ miều khiến...

12 giờ trước

Hoa hậu Jennifer Phạm qua 4 lần sinh nở nhưng sắc vóc 'vạn người mê', từng 'đổ vỡ' với Quang...

12 giờ trước

Nghệ sĩ Xuân Hương: 18 năm sau ly dị vẫn ám ảnh cuộc hôn nhân địa ngục với Thanh Bạch,...

12 giờ trước

Trang Trần sang Mỹ định cư được 4 tháng vẫn làm nhiều công việc tay chân, được chồng phụ giúp...

19 giờ trước

Con mắc tay chân miệng có biểu hiện ngủ giật mình, mẹ hoảng hốt đưa đi cấp cứu: Biến chứng...

19 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo dùng quá nhiều 4 loại thực phẩm bổ sung này có thể gây nguy hiểm cho...

19 giờ trước

Kéo dài thời gian nghỉ phép mang lại những lợi ích khiến ai cũng phải kinh ngạc, từ ngăn ngừ...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình