Phụ Nữ Sức Khỏe

Bốn loại xét nghiệm mẹ cần làm trước khi quyết định sinh con lần hai

Nhiều bà mẹ thường chủ quan, chỉ khám tiền sản khi sinh con lần đầu còn lần thứ hai lại bỏ qua.

Mang thai, sinh con là một vấn đề trọng đại nên thường được các ông bố, bà mẹ chuẩn bị rất kỹ càng. Tuy nhiên trên thực tế, các bà mẹ thường chỉ khám tiền sản khi chuẩn bị sinh con đầu con sinh con thứ hai lại chủ quan vì bản thân đã có kinh nghiệm. Theo các chuyên gia sản khoa, trước khi mang thai lần hai, chị em phụ nữ nên làm 4 loại xét nghiệm dưới đây.

Kiểm tra huyết áp 

Khi ở độ tuổi 20, chị em phụ thường không ít có vấn đề về huyết áp. Tuy nhiên, nếu mang thai lần 2 khi tuổi đã ngoài 30 thì một bài kiểm tra huyết áp trước khi thụ thai là thực sự cần thiết. Phụ nữ càng lớn tuổi thì tỉ lệ mắc các biến chứng như tiền sản giật, nhau tiền đạo, bong nhau non, vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh càng cao nên nếu cộng thêm huyết áp cao thì có thể đe dọa đến tính mạng của người. Do đó, huyết áp tốt nhất nên được theo dõi và điều trị cho ổn định trước khi mang thai. 

Kiểm tra huyết áp trước khi mang thai là vấn đề đơn giản nhưng thực sự cần thiết. (Ảnh minh họa)

Khám phụ khoa 

Lần mang thai và sinh nở thứ nhất cho thể để lại cho cơ thể người mẹ một số vấn đề nhất định. Trong đó phổ biến thân là các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa hoặc nghiêm trọng hơn là viêm vùng chậu. Vậy nên tốt nhất chị em phụ nữ hay đi khám và điều trị dứt điểm mọi căn bệnh phụ khoa trước khi tiếp tục mang thai, sinh con. 

Xét nghiệm huyết học 

Nếu bị bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, trong suốt quá trình mang thai, em bé trong bụng sẽ không bị ảnh hưởng gì cho đến khi chuyển dạ. Lúc đó người mẹ có Rh (–) tiếp xúc với máu của con có Rh (+) và dễ sinh ra phản ứng miễn dịch.

Tuy nhiên, ở lần mang thai tiếp theo, nếu thai nhi vẫn mang nhóm máu Rh (+) thì những kháng thể Rh này sẽ tấn công hồng cầu có protein chứa yếu tố Rh của thai nhi làm cho tế bào hồng cầu này bị phồng to và vỡ. Khi tế bào hồng cầu bị giảm xuống quá mức tối thiểu thì đó cũng là lúc thai nhi bị thiếu máu, vàng da, nặng có thể gây suy tim, suy gan. Nó được gọi là bệnh tán huyết do bất đồng nhóm máu mẹ và con.

Xét nghiệm máu sẽ giúp mẹ phát hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm trước khi mang thai. (Ảnh minh họa)

Nếu không điều trị kịp thời, thai nhi có thể tử vong hoặc có những biến chứng thần kinh về sau như bại não, mù, câm, điếc... Tuy nhiên, điều đáng mừng là bệnh tán huyết có thể được ngăn chặn khi người mẹ mang Rh âm được tiêm một hợp chất đặc biệt gọi là kháng thể anti D, trong vòng 72 giờ sau khi sinh em bé.

Chính vì vậy, trước khi sinh con lần hai, tốt nhất mẹ nên làm xét nghiệm huyết học. 

Kiểm tra lượng đường trong máu 

Hiện nay, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ bị tiểu đường do chế độ ăn uống không cân bằng, ít vấn động và nhiều yếu tố khác. Mẹ bị tiểu đường khi mang thai có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và con. Do đó, trước khi sinh con thứ hai, mẹ nên đi kiểm tra đường huyết và kiểm soát ở mức trung bình trước để tránh con sinh ra cũng bị tiểu đường.

Theo Minh An/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

Nấm da đầu có lây không?

Chồng tôi mới bị nấm da đầu. Việc sinh hoạt chung cùng một nhà có thể bị lây bệnh không...

Phân biệt ho gà và ho do bệnh hô hấp

Cả tuần nay con tôi bị ho rũ rượi, mặt tím tái nhưng không có tiếng rít. Xin hỏi đây...

Bị nấm lang ben, dùng thuốc gì?

Tôi đang bị lang ben, đã thử áp dụng nhiều cách chữa dân gian nhưng không khỏi. Xin hỏi tôi...

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Con tôi vừa khỏi bệnh thủy đậu. Xin hỏi căn bệnh này có để lại biến chứng lâu dài gì...

Làm sao để xóa vết bớt trên mặt trẻ?

Con gái tôi năm nay 2 tuổi, sinh ra có một vết bớt ở mặt. Gia đình tôi rất muốn...

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa là chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với triệu chứng điển hình bao...

Nguyên tắc 'sống còn' khi dị ứng thức ăn

Tôi có cơ địa nhạy cảm nên thường xuyên bị mẩn đỏ khi ăn hải sản. Xin hỏi nếu trường...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình