Phụ Nữ Sức Khỏe

Bỏ quy định kê đơn thuốc phải ghi số chứng minh thư của cha mẹ

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 18/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, trong đó bỏ quy định kê đơn thuốc phải ghi số chứng minh thư của cha mẹ.

Theo đó, sẽ bãi bỏ quy định khi kê đơn cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi (6 tuổi) là phải ghi trên đơn thuốc số chứng nhân dân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ trên toa thuốc. Thay vào đó là ghi số tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ đưa trẻ đến khám, chữa bệnh.

Đơn thuốc yêu cầu có số chứng minh nhân dân của bố hoặc mẹ theo thông tư 52

Trước đó, thông tư 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú có hiệu lực từ ngày 1.3.2018 nêu rõ: yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc phải ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh; Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.

Ngay thời điểm có hiệu lực, nhiều ý kiến trái chiều nhau về quy định trên đã xuất hiện. Giới bác sĩ nhi khoa đã rất băn khoăn về việc này bởi quy định ghi số chứng minh nhân dân hay thẻ căn cưới của CMND/thẻ căn cước của bố hoặc mẹ, người giám hộ của trẻ không mang đến lợi ích gì mà lại gây khó cho gia đình, nhất là trường hợp gia đình vội đi chữa bệnh cho con không mang theo hoặc người đưa trẻ đi khám bệnh không phải là cha mẹ, người giám hộ của trẻ.

Có ý kiến lại cho rằng, trong quá trình điều trị, bác sĩ cần thảo luận với người có trách nhiệm của trẻ. Hầu hết các quyết định này sẽ được lựa chọn bởi người có trách nhiệm với trẻ (bố mẹ hoặc người giám hộ). Thực tế đã xảy ra trường hợp bố mẹ của trẻ không đồng ý với lựa chọn của người thân (cậu, mở, cô, dì, chú, bác, ông bà nội ngoại...) khi những người này đưa trẻ đi khám và quay ra kiện bệnh viện hoặc cơ sở y tế vì đã khám trẻ khi không xác định rõ người người có trách nhiệm, để lộ thông tin bệnh tật, làm theo lựa chọn của người không có trách nhiệm.

Tuy nhiên, sau 6 tháng có hiệu lực, quy định này đã có nhiều bất cập và Bộ Y tế phải ban hành thông tư 18/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều chưa hợp lý.

Theo L.Hà/ Lao Động

Tin liên quan

Hút thuốc trong cây xăng, nam thanh niên bị xịt thẳng bình cứu hỏa vào mặt

Dù bị nhắc nhở nam thanh niên vẫn thản nhiên hút thuốc trong cây xăng. Quá bực bội, nhân viên...

Bài thuốc dưỡng thai từ thực phẩm

Mẹ bầu nên lựa chọn những loại thực phẩm có tác dụng an thai, dưỡng thai.

Phát hiện gần 6 kg thuốc lắc giấu trong kiện quà biếu

Khám xét 4 kiện hàng gửi qua đường chuyển phát nhanh, lực lượng chức năng phát hiện 5,72 kg thuốc...

Món ăn thuốc phòng ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ...

Đình chỉ lưu hành, thu hồi dung dịch thuốc tiêm Koreamin trên thị trường

Do thuốc không đạt chỉ tiêu định lượng Ginko Flavon Glycosid toàn phần, nên dung dịch thuốc tiêm Koreamin đã...

Vụ trường học ở Bình Định tháo 5 tivi trả phụ huynh, hiệu trưởng nói gì?

Lãnh đạo Trường THPT số 3 Phù Cát (Bình Định) xác nhận nhà trường vừa tiến hành tháo 5 tivi...

Bố mẹ tự uống cả chục loại thuốc trị ho, bé trai 7 tuổi sốc phản vệ nguy kịch

Ngày 4/10, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian qua, đơn vị này đã tiếp nhận nhiều trường hợp...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình