Phụ Nữ Sức Khỏe

Bí quyết để có nguồn sữa mẹ dồi dào

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Các bà mẹ đều mong muốn có đủ sữa để cho con bú. Tuy nhiên, làm cách nào để có đủ nguồn sữa dồi dào trong những tháng đầu đời của bé thì không phải bà mẹ nào cũng biết.

Sự tiết sữa của mẹ ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: sức khỏe người mẹ, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, cách cho trẻ bú... Trong những tháng đầu sau sinh, nhiều bà mẹ thường nghĩ mình không đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên trên thực tế, bạn đang sản xuất rất nhiều sữa.

Nhiều mẹ thấy mình không đủ sữa nên cho con ăn sữa công thức từ sớm. Điều đó là một sai lầm. Lý do là bạn càng cho con bú nhiều càng kích thích tiết sữa.  

Nguyên nhân và cách hạn chế mất sữa

Một số lý do phổ biến khiến nguồn sữa của bạn ít dần: Không thường xuyên cho con bú. Bé ngậm núm vú chưa đúng cách khiến lượng sữa không được tiết đầy đủ. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc bà mẹ sử dụng. Tâm lý của mẹ không thoải mái (trầm cảm sau sinh, lo lắng khi không đủ sữa cho con bú...).

Những vấn đề về sản xuất ít sữa có thể được khắc phục với một chút trợ giúp. Điều quan trọng là bà mẹ cần được chăm sóc đúng cách để tạo nguồn năng lượng dồi dào giúp quá trình sản xuất sữa tốt hơn.

Cần đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Chú trọng bữa ăn của bạn đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Nên ăn 3 bữa chính một ngày với đầy đủ các nhóm thực phẩm cần thiết.

Thêm vào đó, ăn các bữa ăn nhẹ trong ngày xen giữa các bữa chính là cách tốt nhất để đảm bảo  cho con bạn.

Ăn thường xuyên và nạp đủ calo thông qua nhiều loại thực phẩm lành mạnh (trái cây và rau, thịt nạc, đồ ăn nhẹ ít đường) là một bước đi đúng hướng tuyệt vời.

Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc "chợp mắt trong khi em bé ngủ trưa", hãy tranh thủ sự giúp đỡ của bạn đời - hoặc một thành viên khác trong gia đình hoặc người chăm sóc đáng tin cậy - để cho bạn thời gian cần thiết để nhắm mắt lại.

Tinh thần thoải mái, vui vẻ trong thời gian cho con bú giúp tăng nguồn sữa.

Thực phẩm giúp tăng nguồn sữa

Theo kinh nghiệm của các bà các mẹ, có nhiều loại thực phẩm giúp sữa về nhiều. Tuy nhiên, cần lưu ý là những kinh nghiệm này hầu hết chỉ là truyền miệng.

Nhng thực phẩm tốt cho sức khỏe là một cách tuyệt vời để tăng nguồn sữa và tăng cường sức khỏe tổng thể của mẹ:

Thực phẩm giàu đạm

Nên ăn nhiều thịt gà, trứng, đậu phụ, tôm cá,... giúp tăng sản xuất sữa. Ngoài ra, ăn nhiều protein giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Bí ngô lợi sữa 

Bí đỏ được xem là một trong những loại rau quả giàu dinh dưỡng, rất có lợi cho sức khỏe mẹ sau sinh. Trong bí đỏ có nhiều protein, tinh bột, carotene, các vitamin A, B-complex, C, E, và nhiều khoáng chất như: kali, magiê, canxi, mangan, sắt, kẽm, đồng, folate, chất xơ...

Rau thì là kích thích tiết sữa 

Trong thì là có thành phần giống như estrogen – một loại hormone trong cơ thể mẹ. Thành phần này hoạt động giống như một chất xúc tác khiến cơ thể sản xuất sữa cho em bé. Nó sẽ kích thích việc tiết sữa ở dê và được các nhà nghiên cứu tin rằng, cũng có tác dụng tương tự đối với phụ nữ.

Rau thì là giúp mẹ tăng tiết sữa và làm mùi sữa mẹ trở nên thơm ngon hơn.

Cỏ cà ri

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, cỏ cà ri có tác dụng tăng tiết sữa ở phụ nữ sau sinh. Trong cỏ cà ri có chứa galactagogues (chủ yếu có trong hạt cà ri). Đây là một chất có khả năng kích thích tăng tiết prolactin – một hormone của tuyến yên có nhiệm vụ chủ yếu là tăng sản xuất sữa mẹ.

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này, nhưng nhiều bà mẹ khẳng định rằng các loại thực phẩm như yến mạch, hạt vừng, bia và men bia sẽ giúp sản xuất sữa nhiều hơn. Cho nên việc bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn vốn đa dạng về dinh dưỡng sẽ khiến cho bà mẹ luôn có lượng sữa dồi dào.

Tuy nhiên một số biện pháp thảo dược được quảng cáo là  để thúc đẩy sản xuất sữa mẹ có thể chứa các thành phần không an toàn. Thậm chí, có thể có tác dụng phụ bất lợi ở một số người.

Tốt nhất luôn luôn hỏi sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung thảo dược nào trong khi cho con bú.

Theo Thiên Châu/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Vị trí hiểm của trẻ nhỏ mà bố mẹ không nên động vào kẻo con dễ mang bệnh vặt

Đây đều là những bộ phận khá nhạy cảm của trẻ sơ sinh, khi bạn chạm vào rất dễ làm...

Nếu không muốn ‘mắt mờ, chân chậm’, trong thời gian ở cữ mẹ cần tuyệt đối tránh xa những điều...

Sau sinh là thời điểm rất nhạy cảm cho cả mẹ lẫn con, là lúc cơ thể mẹ bầu yếu...

7 mẹo hay giúp phòng và trị bệnh vặt cho trẻ, nhà có trẻ nhỏ không nên bỏ qua

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên rất dễ nhiễm bệnh. Với một vài mẹo nhỏ này, mẹ có...

Mẹ mắc Covid-19 cho con bú có bị lây không?

Mối lo của nhiều bà mẹ, nếu mắc Covid-19 có nên cho con bú không. Bài viết dưới đây sẽ...

2 loại âm thanh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần phải hết sức...

Khi mang thai cơ thể người mẹ rất nhạy cảm nhất là tiếng ồn, chúng có thể làm người mẹ...

Sau tuổi thôi nôi, trẻ ăn thế nào để lớn "như thổi"?

Đến giai đoạn hơn 1 tuổi, trẻ hoạt động nhiều hơn, nhu cầu năng lượng tăng cao hơn. Vì vậy...

Bé 3 tuổi nhai nuốt gói hút ẩm, mẹ bình tĩnh xử lý trước khi đưa con vào viện: BS...

Trong các túi bánh, kẹo thường có gói hút ẩm. Trẻ nhỏ nếu không may bỏ vào miệng thì sẽ...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 20 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 20 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 20 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình