Nhận ra những dấu hiệu
Trẻ thường bắt đầu có dấu hiệu muốn ăn dặm vào khoảng ba đến bốn tháng tuổi. Những dấu hiệu này có thể là tăng cân, có thể ngồi với sự hỗ trợ của bố mẹ, nhìn vào thức ăn của bố mẹ với ánh mắt tò mò.
Làm thế nào để giới thiệu thức ăn với trẻ?
khoảng thời gian đầu, một hoặc hai thìa bột ngũ cốc mỗi ngày là đủ. Sau đó cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn sau đó 1-2 tháng. Bón cho trẻ với muỗng nhựa mềm. Trong thời gian đó bú mẹ hoặc uống sữa ngoài vẫn cần được duy trì . Thức ăn dặm chỉ để bổ sung, không phải thay thế.
Nên cho ăn gì?
Để biết con có bị dị ứng với thực phẩm mới hay không, cho bé ăn một loại thực phẩm mới một vài lần trong 2-3 ngày trước khi đổi sang món khác. Mặc dù luôn muốn con được thử đồ ăn mới nhưng hãy cho trẻ thời gian làm quen với vị và kết cấu của món ăn.
Để bé dễ tiếp nhận với quá trình ăn dặm bạn nên thay đổi thực đơn phong phú, một phần kích thích sự hứng thú trong bữa ăn của trẻ tránh tình trạng trẻ biếng ăn, ăn trong tình trạng không hấp thụ thức ăn.
Nên tránh ăn gì?
Thêm muối, đường, sữa bò, trái cây họ cam quýt, các loại hạt… có thể gây dị ứng hoặc là quá sức với trẻ ít tháng tuổi. Một số còn có nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ.
Khi bé no
Lượng thức ăn tiêu thụ của bé có thể thay đổi. Hãy nhận ra các dấu hiệu như bé quay đi, ngậm miệng lại sau miếng đầu tiên, hoặc chơi với muỗng.
Ăn dặm có vai trò quan trọng trong sự phát triển đầu đời ở trẻ, định hướng sự phát triển, thói quen ăn uống cũng như cảm nhận ẩm thực của trẻ sau này. Vì vậy mẹ nên giúp bé có một chế độ ăn dặm đúng cách, khoa học.