Nội dung bài viết
Khó thở là gì?
Khó thở là một dạng bệnh bao gồm những biểu hiện hay cảm giác khó chịu khi hô hấp. Người bệnh thường có trải nghiệm hoảng hốt khi không đủ không khí để thở. Thậm chí khi đã vào phổi, không khí như bị bó chặt, nghẹt thở,…
Khi bị khó thở, người bệnh thường phải ngồi dậy và không thể nằm được hoặc chỉ nằm được ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. Lúc này, nhịp thở vừa nhanh vừa nông rất khó chịu.
Nếu không làm việc gì nặng mà lúc nằm vẫn thấy khó thở khiến mất ngủ hoặc người bệnh phải ngồi ngả lưng mà ngủ và hiện tượng này lặp lại thường xuyên thì chứng tỏ tim bệnh nhân đã bị suy nặng.
Vì sao bị khó thở?
Nhiều người thắc mắc bị khó thở là bệnh gì và vì sao bị khó thở? Bởi vì bệnh nhân bị khó thở hay lo lắng có tâm trạng bất an vì chứng bệnh của mình.
Thật ra tình trạng khó thở diễn ra thường do những nguyên nhân chủ yếu sau đây và chỉ cần lưu ý một chút, bạn có thể nhanh chóng xác định được câu trả lời cho vấn đề phía trên:
Do bệnh lý ở phổi
Người khỏe mạnh khi thở sẽ không gặp nhiều trở ngại vì phổi hoạt động bình thường, trơn tru. Tình trạng khó thở thường xảy ra do sự co thắt các phế quản (còn gọi là hen phế quản) hay đã mắc các bệnh phổi mạn tính như lao phổi, viêm phổi, ung thư phổi.
Bệnh về tim
Các bệnh lý tim mạch bao gồm suy tim, nhồi máu cơ tim, tổn thương van tim hay thiếu máu cơ tim sẽ khiến người bệnh vô cùng khó thở và thậm chí có lúc tưởng như không thể thở được. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ứ trệ tuần hoàn phổi và dẫn đến tình trạng giảm cung cấp oxy gây khó thở.
Do các bệnh lý toàn thân
Bên cạnh vấn đề về tim và phổi thì những ai đang mắc các bệnh lý như thiếu máu, tăng chuyển hóa, cường giáp, bệnh Basedow hoặc xơ gan gây tràn dịch màng bụng, màng phổi cũng hay bị tình trạng khó thở "hành hạ".
Do hội chứng thần kinh
Các bệnh lý ác tính gây nên hội chứng nhược cơ, sụt cân, suy dinh dưỡng nặng cũng là lý do khiến bạn thường xuyên khó thở.
Do căng thẳng
Nầu đang chưa biết nguyên nhân bị khó thở là bệnh gì mà thấy có thêm những triệu chứng như lo lắng kéo dài, mất ngủ, rối loạn lo âu thì bạn có thể xác định mấu chốt vấn đề nằm ở tình trạng căng thẳng quá mức của cơ thể.
Bị khó thở là triệu chứng của bệnh gì?
Khi bị khó thở, nhiều người hay liên tưởng tới các bệnh liên quan đến hô hấp. Tuy nhiên, nếu thấy bị khó thở mà kèm theo tức ngực và hụt hơi thì đừng chần chừ việc đi thăm khác ở cơ sở y tế vì đây là biểu hiện ban đầu của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Hen suyễn
Nếu bạn đang bị khó thở kèm theo lúc thở có tiếng rít, ho mà lại có đờm thì bạn đã mắc bệnh hen suyễn. Đây là một căn bệnh mạn tính hay xuất hiện mỗi khi gặp thay đổi thời tiết hoặc cơ thể đang bị suy yếu. Thậm chí uống rượu bia cũng là nguyên nhân đưa đến kết quả cơn hen xuất hiện.
Ngoài ra, hen suyễn còn có thể xảy ra trong bất kỳ thời gian nào trong năm nên bạn cũng không nên chủ quan mà cần có ý thức giữ gìn sức khỏe và gặp bác sĩ nếu thấy những dấu hiệu không ổn, nhất là không biết bị khó thở là bệnh gì.
Viêm phổi mạn tính
Trong cách bệnh về hô hấp thì viêm phổi mạn tính gây nên những cơn khó thở kéo dài do đường thở bị thu hẹp lại. Bệnh nhân có dấu hiệu khó thở thường xuyên, nhất là khi gắng sức làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Viêm phế quản - phổi
Nếu thấy khó thở kèm theo cơn sốt cao, bệnh nhân và người thân nên nghĩ đến khả năng đã mắc bệnh viêm phế quản - phổi. Bệnh này thường gặp ở trẻ em hay người cao tuổi vì có sức đề kháng yếu.
Giãn phế quản
Khi bệnh nhân ho nhiều kèm theo những cơn khó thở có sốt đi kèm và còn khạc đờm nhiều thì chắc chắn đã bị giãn phế quản.
Bệnh nhân xơ gan cổ trướng
Khó thở cũng có thể gặp ở bệnh nhân mắc xơ gan cổ trướng. Nguyên nhân là do lượng dịch trong ổ bụng nhiều ngăn cản việc di chuyển của cơ hoành. Ngoài ra, bệnh suy tim ở giai đoạn cuối cũng làm cho gan ứ máu, to ra rồi dần đẩy cơ hoành lên phía trên làm cản trở di động của cơ hoành, gây khó thở nghiêm trọng.
Mỡ máu, cao huyết áp
Người mắc bệnh này ở giai đoạn cuối hoặc gần cuối sẽ xuất hiện các triệu chứng như choáng, hoa mắt, đau đầu, thấy bứt rứt trong người, hơi thở ngắn và hồi hộp.
Trầm cảm, lo âu
Cuộc sống hiện đại khiến các triệu chứng rối loạn lo âu xuất hiện ngày càng nhiều. Lúc này người bị stress thường hay gặp tình trạng tim đập nhanh, có cảm giác hồi hộp hay đánh trống ngực, thường xuyên phát sinh cảm giác khó thở, lo lắng và rất dễ giật mình.
Bệnh tuyến giáp
Bị khó thở cũng là triệu chứng của bệnh tuyến giáp. Nếu thấy bị khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, khi nuốt hay bị nghẹn… thì cần đến bệnh viện ngay vì lúc này bạn có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp muộn.
Cách chữa bệnh khó thở tại nhà
Khi đã biết bị khó thở là bệnh gì và hiểu được các mức độ bệnh, bạn sẽ nhận ra khó thở không phải là trường hợp cần cấp cứu. Nếu không có thêm biến chứng nguy hiểm nào thì bạn có thể thử điều trị khó thở tại nhà với những cách sau.
1. Thở sâu
Thở sâu bằng đường bụng là biện pháp giúp người mắc chứng khó thở kiểm soát dần tình trạng bệnh. Nếu làm điều này ở nhà, để đảm bảo an toàn, cần tuân thủ những động tác sau:
Nên nằm hẳn xuống mặt phẳng rồi mới nhẹ nhàng đặt hai tay lên bụng.
Giữ ý thức hít vào thật sâu qua mũi, bụng dần phình lên để phổi chứa đầy không khí cần thiết.
Cố gắng giữ việc nín thở trong vài giây.
Lúc thở ra nên thở thật chậm bằng miệng đến khi nào phổi hết không khí.
Lặp lại quá trình hít thở này trong thời gian khoảng từ 5 đến 10 phút bạn sẽ nhận ra sự thay đổi.
Bài tập hít thở tại nhà này nên được thực hiện vài lần trong ngày, hoặc khi nào bạn bị khó thở. Tốt nhất là giữ nhịp thở chậm, sâu và ổn định vì sẽ dễ dàng hơn là thở nhanh.
2. Thở mím môi
Thở mím môi là một bài tập thở tại nhà, trị nhiều bệnh hiệu quả và đặc biệt giúp giảm khó thở rất tốt.
Thở mím môi không chỉ giúp giảm khó thở vì làm chậm lại nhịp thở của người bệnh mà còn đặc biệt hữu ích trong trường hợp khó thở do lo lắng quá độ hoặc bị stress.
Nếu đã biết bị khó thở là bệnh gì thì bạn nên tập thở mím môi ở nhà:
Ngồi thẳng trên ghế và giữ cho hai vai thoải mái.
Khi thở, bạn cần ngậm hai môi vào nhau sao cho khoảng cách giữa hai môi luôn nằm ở giữa.
Hít vào qua mũi trong vài giây.
Sau đó nhẹ nhàng thở ra qua môi khi đang mím và đếm đến 4
Liên tục hít thở và thở ra như vậy trong 10 phút.
Bài tập nên được áp dụng mỗi khi bạn cảm thấy khó thở, và làm lại nhiều lần trong ngày cho đến khi cảm thấy đỡ hơn.
3. Tạo tư thế thoải mái để, nâng đỡ cơ thể
Nếu bệnh nhân thở gấp do lo âu hoặc do gắng sức quá độ thì cách làm này đặc biệt hữu ích. Những gì bạn cần làm là tạo một tư thế thoải mái và chọn vị trí nâng đỡ để đứng hoặc nằm. Tư thế này giúp một số người thư giãn và đưa nhịp thở trở lại bình thường.
Dùng một chiếc ghế để cúi đầu dựa vào, tốt hơn nữa là dùng đầu tựa lên bàn.
Dựa lưng vào tường để được chống đỡ.
Sau đó, ứng chống hai tay xuống bàn, để giảm bớt trọng lượng lên chân.
Bước cuối cùng là nằm xuống với đầu và đầu gối được gối nâng đỡ.
4. Sử dụng quạt
Nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy rằng việc sử dụng quạt cầm tay để quạt không khí qua mũi và mặt sẽ vô cùng hiệu quả trong việc giảm cảm giác khó thở. Lúc này luồng không khí quạt đưa vào trong khi hít sẽ giúp bạn dễ thở hơn.
Tuy vậy, cần lưu ý là việc sử dụng quạt không có tác dụng nhiều với chứng khó thở do một bệnh lý nền nào đó gây ra.
5. Hít hơi nước
Hít hơi nước vừa giúp làm thông mũi vừa giúp việc hít thở dễ dàng hơn. Hơi nóng và độ ẩm từ hơi nước cũng có thể làm tan chất nhầy trong phổi, giúp giảm sự khó thở.
Để hít hơi nước tại nhà, bạn cần:
Đổ đầy nước nóng vào bát.
Cho thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu khuynh diệp thì càng tốt.
Dùng một chiếc khăn trùm qua đầu rồi cúi mặt trên bát nước.
Thở sâu và hít hơi nước.
Điều quan trọng nhất bạn phải luôn nhớ là đảm bảo nước đã hơi nguội sau khi vừa đun sôi. Nếu không, hơi nước có thể làm bỏng da gây nguy hiểm.
6. Uống cà phê đen
Cà phê chứa lượng chất kích thích an toàn nên có thể được sử dụng điều trị tại nhà khi bạn bị khó thở.
Đặc biệt là uống cà phê đen có thể giúp giải quyết tình trạng khó thở tốt hơn. Chất caffeine trong cà phê được công nhận là giúp làm giảm sự mệt mỏi của cơ thể, nhất là ở bộ phận hô hấp.
Một số nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng caffeine có tác dụng cải thiện chức năng hô hấp ở những người bị hen, đương nhiên là chỉ với mức độ nhẹ. Tuy vậy, cà phê vẫn có đủ tác động giúp bệnh nhân dễ hít thở hơn.
Cà phê mang lại nhiều lợi ích như vậy, nhất là với những người chưa xác định được chính xác bị khó thở là bệnh gì và nên cải thiện vấn đề này thế nào.
Bạn chỉ cần nhớ là uống vừa đủ vì là dùng quá nhiều cà phê có thể làm tăng nhịp tim. Nếu bạn hay bị say cà phê thì tốt nhất là nên theo dõi lượng caffeine trước khi thử để điều hòa lại cơ thể.
7. Ăn gừng tươi
Ăn gừng tươi không chỉ là gia vị quen thuộc mà còn là bài thuốc quý. Củ gừng tươi thêm vào nước nóng để uống có thể giúp giảm những cơn khó thở viêm đường hô hấp khó chịu.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy gừng mang lại hiệu quả cao trong việc chống lại vi-rút RSV, vốn là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Nếu chỉ bị khó thở nhẹ và đã được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân thì bạn nên dựa vào bệnh mà có liệu trình phù hợp để điều trị. Khi chưa quá nghiêm trọng thì nên điều trị tại nhà vì phương pháp này vừa nhanh chóng, an toàn.
Những người không biết bị khó thở là bệnh gì, mắc bệnh lần đầu và cực kỳ hoang mang thì nên xin lời khuyên và tư vấn của bác sỹ, tốt hơn là nên đi khám bệnh mới có thể chẩn đoán chính xác và giải quyết vấn đề gọn gàng.
Trong một số trường hợp, khó thở là nguyên nhân cần được chú ý ngay lập tức. Nếu thấy cơ thể có những triệu chứng như bị khó thở đột ngột, nghiêm trọng, cảm giác tức hoặc đau nhiều ở ngực thì nên tìm sự chăm sóc y tế ngay.