Bà bầu bị cảm cúm thường do hệ miễn dịch bị suy giảm vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi. Khi đó, các loại vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể và làm tổn thương các tế bào, dẫn đến các bệnh lý khác nhau. Đồng thời, mang thai luôn khiến các mẹ mệt mỏi do ốm nghén nên càng dễ tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng, sốt, ho và cảm cúm xuất hiện.
Thông thường, mẹ bầu bị cảm cúm tháng thứ 2 của thai kỳ thường có những dấu hiệu sau: Sốt cao trên 37 độ C và kéo dài từ 3 - 4 ngày, đau đầu, đau nhức cơ thể, cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, ho, khó chịu trong người và có thể bị nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng.
Vậy mang thai tháng thứ 2 bị cúm có nguy hiểm không?
Cảm cúm khi mang thai chỉ là căn bệnh vô hại với mẹ bầu và thai nhi nếu được điều trị đúng cách. Theo đó, nếu mẹ bầu chỉ bị hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh thì chỉ là dấu hiệu của bệnh cảm thông thường hoặc viêm mũi dị ứng. Còn ngược lại, cảm cúm có thể đe dọa đến sức khỏe của thai nhi nếu mẹ bị sốt cao, nôn ói, chóng mặt... thì cần phải cẩn trọng vì vi khuẩn cúm có thể gây dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, bệnh down và thậm chí có thể gây sảy thai, thai chết lưu ở tháng thứ 2 của thai kỳ.
Vì vậy, khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì mẹ bầu cần nhanh chóng đi khám và trao đổi tình trạng bệnh với bác sĩ để có phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Ngoài ra, để tránh dị tật bẩm sinh, mẹ bầu nên theo dỗi sát những lần siêu âm thai kỳ ở các mốc quan trọng là 7, 12, 22, 32 tuần. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể tiến hành các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như Double Test và Triple Test.
Khi bị cảm cúm tháng thứ 2 mẹ bầu nên làm gì?
Điều quan trọng nhất khi bị nhiễm cúm ở tháng thứ 2 của thai kì là mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để nhận được những lời khuyên và phương pháp điều trị tốt nhất.
Không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật hoặc nhiễm trùng thai nghén,... nếu không được dùng đúng chỉ định, liều dùng và chức năng.
Nếu bị cúm ở mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian như: Uống nước lá kinh giới và tía tô, ăn cháo trứng và tía tô, ăn tỏi hoặc xông mặt bằng các loại lá thuốc như: Lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… mỗi một lần chọn khoảng 5 – 7 loại và xông từ 5 - 10 phút.
Phòng tránh cảm cúm khi mang thai tháng thứ 2
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và súc miệng bằng nước muối hàng ngày.
Ăn uống đủ chất và phong phú các chất dinh dưỡng. Đồng thời, cần uống nhiều nước mỗi ngày.
Bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc những nơi đông người.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về các mũi tiêm phòng cúm khi mang thai. Lưu ý, cần khám thai định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.