Bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như xương khớp, mạch máu, hồng cầu, mô liên kết, cơ và các tuyến nội tiết của cơ thể. Bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó có trẻ em. Một số bệnh tự miễn thường thấy ở trẻ em như bệnh gan, viêm tuyến giáp tự miễn, viêm khớp vị thành niên, tiểu đường tuýp 1,…rất nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến đến sức khỏe của trẻ.
Các dấu hiệu của bệnh tự miễn
Một số triệu chứng như chóng mặt, sốt nhẹ, mệt mỏi, mắt và miệng khô, giảm cân, khớp khuếch tán, phát ban xuất hiện khi trẻ nhiễm bệnh. Mệt mỏi và phát ban là triệu chứng chung có thể xảy ra ở mọi độ tuổi trong đó có trẻ em. Tuy nhiên, nhìn chung khi nhiễm bệnh trẻ sẽ thấy mệt mỏi, khó chịu và sức khỏe kém.
Cách điều trị bệnh
Mục đích chính của việc điều trị bệnh tự miễn là giảm nhẹ các triệu chứng, kiểm soát những ảnh hưởng mà nó gây ra, từ đó tăng khả năng chống lại bệnh của cơ thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến nhất khi trẻ mắc bênh tự miễn.
Truyền máu
Bệnh khiến lượng máu sản xuất không đủ cung cấp cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, tự miễn gây rối loạn thận, gan ở trẻ, lúc này truyền máu là giải pháp cần thiết.
Bổ sung các dưỡng chất
Khi bị bệnh bác sĩ có thể yêu cầu bổ sung một số hormone tuyến giáp, vitamin để thay thế insulin trong cơ thể.
Vật lý trị liệu
Nếu bệnh tự miễn ở trẻ ảnh hưởng đến khớp, cơ xương thì liệu pháp vật lý trị liệu là rất cần thiết. Cách này giúp bé cũng cố cơ xương giúp cơ thể di chuyển dễ dàng hơn.
Thuốc kháng viêm không chứa steroid
Thuốc này có tác dụng giảm đau. Chúng làm giảm đau và sưng khi trẻ bị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng sẽ được chỉ định theo đơn của bác sĩ.
Thuốc corticosteroid
Đây là những hormone được sản xuất bởi các tuyến thượng thận. Nó có nhiều dạng như thuốc nhỏ, tiêm, dạng viên và thuốc hít. Những loại thuốc này rất mạnh, do đó chỉ được sử dụng một lượng nhỏ theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh những phản ứng phụ gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
(Nguồn: Boldsky)