1.Bệnh tay chân miệng
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh gặp nhiều ở trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vùng dịch nhỏ vào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và ở miệng.
Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác như thủy đậu, phỏng dạ, chốc, dị ứng,…dẫn đến điều trị sai phương pháp và làm bệnh càng lan tràn. Bệnh do một số chủng virus đường ruột gây ra.
2.Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và phát triển của cơ thể. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do vấn đề ăn uống không đúng cách, giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai.
Trẻ mắc bênh suy dĩnh dưỡng có thể xảy ra các nguy cơ như tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, chậm phát triển thể chất và tâm thần, ảnh hưởng đến tầm vóc, giảm phát triển cả hệ cơ và xương. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường chậm chạp, lờ đờ, giao tiếp kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.
3. Viêm phổi
Bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là những chứng bệnh dễ gặp ở trẻ em. Tử vong do viêm phổi cũng đứng ở vị trí hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em.
Hàng năm trung bình tần suất mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của mỗi trẻ từ 4 – 5 lần. Tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm 1/3 trong tổng số các nguyên nhân tử vong ở trẻ em.
4. Bệnh lỵ
Có ba đặc điểm lâm sàng của bệnh lỵ là đau quặn, mót rặn, ỉa phân có máu hoặc nhầy mũi. Bênh lý phổ biến ở trẻ em là lỵ trực trùng. Biểu hiện lâm sàng là: trẻ sốt, nhiệt độ giao động từ 3705 – 390C.
Những triệu chứng của bệnh lỵ: đau bụng liên tục và dội lên từng cơn kèm theo bệnh nhi mót đi ngoài, mót rặn và ỉa phân có lẫn nhầy máu hoặc lờ lờ máu cá, mỗi ngày có thể đi từ 10 – 30 lần.
5. Bệnh thương hàn
Đây là chứng bệnh đường tiêu hóa do nhiễm phải loại vi trùng mang tên Salmonella enterica serovar Typhi. Bệnh này rất dễ lây lan khi vi trùng trong phân người bị bệnh nhiễm vào thức ăn hay thức uống và truyền sang người khác.
Đặc trưng của bệnh là sốt liên tục, sốt cao lên đến 40 °C, vã nhiều mồ hôi, viêm dạ dày ruột và tiêu chảy không có máu. Ít gặp hơn là hiện tượng ban dát, chấm màu hoa hồng có thể xuất hiện.
Lưu ý: Nếu không được điều trị, thương hàn sẽ tồn tại trong ba tuần đến một tháng. Tử vong có thể xảy ra khoảng 10% - 30 % trong những trường hợp không được điều trị.
6. Bệnh bạch hầu
Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do loại vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là màng giả xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng. Một số nòi vi khuẩn tạo ra độc tố gây lên viêm cơ tim và viêm dây thần kinh ngoại biên.
Bệnh lây truyền đa phần do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da có chứa vi khuẩn bạch hầu.Ở các vùng ôn đới, bệnh thường xảy ra qua đường hô hấp, đỉnh điểm vào các tháng mùa đông.
Ngoài ra, bệnh bạch hầu là bệnh của trẻ em, chiếm 80% xuất hiện ở những trẻ dưới 15 tuổi không được chủng ngừa. Tỷ lệ này cao nhất ở những nơi tập trung dân nghèo.
7. Tự kỷ
Tự kỷ liên quan đến sự phát triển bất thường của não bộ và hành vi biểu hiện trước khi đứa trẻ lên 3 tuổi và có quá trình tiến triển không suy giảm. Nó đặc trưng bởi sự suy giảm trong giao tiếp và các phản xạ xã hội, cũng như hạn chế và cư xử lặp đi lặp lại.
8. Viêm tai
Các mẹ nên chú ý rằng, khi cơ thể trên 39°C nhóm trẻ 2 tuổi thường xuất hiện các loại bệnh về tai, đặc biệt là chứng viêm nhiễm tai, vì vậy vào mùa lạnh trẻ em đến khám bệnh về tai hầu hết là mắc bệnh cảm lạnh.
Sự cố thường gặp khi viêm nhiễm tai ở trẻ nhỏ là vòi nhĩ (nối liền tai giữa với mặt sau cuống họng, có nhiệm vụ để thoát dịch) bị tắc nghẽn, dịch ứ đọng tăng áp lực lên màng nhĩ, trẻ bắt đầu cảm thấy đau. Các vòi này cũng có thể bị tổn thương, bị vỡ khi trẻ nằm bú bình và có một lượng nhỏ sữa chảy trở lại vào tai, phát sinh hiện tượng viêm nhiễm.
Bởi vậy, khi trẻ bú người ta thường thấy chúng khóc là do đau tai, ngoài ra chứng viêm nhiễm này còn làm cho trẻ gặp khó khăn khi ngủ.
9. Bệnh về dạ dày
Đối với những đứa trẻ khỏe mạnh hiện tượng nôn, tiêu chảy là bình thường nhưng nếu kèm theo triệu chứng đau bụng và sốt thì rất có thể bị đau dạ dày.
Đây là hiện tượng viêm dạ dày và hệ thống đường ruột. Khi đi khám nên nói cụ thể cho bác sĩ biết và thông thường chỉ cần điều trị tại nhà vài ngày là khỏi, nhưng cần phải chú ý đến hiện tượng mất nước ở trẻ như khô mồm, khô mắt, nước giải khai, ít nước mắt và cứ 1 - 2 giờ đi ngoài một lần. Trường hợp này cần tiếp nước nước kịp thời cho trẻ.
Trong trường hợp nếu trẻ sốt, nôn ra máu, mật xanh chứng tỏ rất đau cần phải đi đưa cấp cứu. Không nên cho trẻ dùng thuốc tiêu chảy có bán tại các quầy thuốc, nhất là nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi.
10. Viêm phổi
Khi trẻ sốt, nhiệt độ cơ thể trên 39°C thì da thường nhợt nhạt, sống mũi bị đau, thở và hắt hơi nhanh so với mức bình thường. Rất có thể trẻ đã mắc bệnh viêm phổi, căn bệnh xuất phát từ quá trình cảm lạnh hoặc rối loạn hệ thống hô hấp. So với người lớn, bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ thường được điều trị ở nhà. Nếu trường hợp nhiễm vi rút thì việc điều trị là không cần thiết và tự nó sẽ khỏi trong vài ngày.