Nhưng chuyên gia về y học cũng đã chứng minh được rằng khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Tác giả của những nghiên cứu đã tìm ra được rằng sự hoạt động bất thường của thận có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và có chất thải gọi là ure có đóng vai trò trong mối liên hệ hai chiều giữa hai bệnh.
Ure đến từ sự phá vỡ protein trong thức ăn. Trong sự hoạt động của thận cũng thường thải các chất ure ra khỏi máu nhưng thận hoạt động kém cũng có thể dẫn đến tăng hàm lượng ure.
Các nghiên cứu bắt đầu tham gia, phân tích trong khoảng hơn 5 năm với khoảng 1.3 triệu người tham gia, những người chưa từng có tiền sử bệnh tật. Khoảng 9% trong số họ có hàm lượng ure cao hơn bình thường và đó là dấu hiệu của thận dần trở nên hoạt động kém hơn. Số đó cũng tương đương với tỉ lệ chung của toàn dân số, theo các nghiên cứu đã được chỉ ra.
Nhưng người có hàm lượng ure cao thì có khả năng phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 23% so với những người có nồng độ ure bình thường.
Sự chênh lệch nguy cơ giữa mức cao và mức thấp là 688 trường hợp mắc bệnh tiểu đường trên 100.000 người mỗi năm. Và điều đó đồng nghĩa với việc cứ có thêm 100.000 người thì có thêm 688 người mắc bệnh tiểu đường ở những người có nồng độ ure cao hơn. Điều này được tiết lộ bởi Tiến sĩ Ziyad AL-Aly, một giáo sư Trường Y khoa thuộc Đại học Washington ở St.Louis.
Chúng ta đã biết được rằng những người đang mắc phải bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi thận nhưng giờ đây chúng ta đã hiểu được rõ hơn về bệnh sỏi thận, thông qua hàm lượng ure có trong cơ thể, nó cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường.
Khi mà ure được hình thành trong máu bởi sự hoạt động bất thường của thận sẽ làm tăng sự kháng cự của insulin và làm suy yếu sự dự trữ insulin và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, những phát hiện về vai trò của ure có thể giúp cải thiện điều trị và có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Hàm lượng ure có thể giảm xuống bằng nhiều cách bao gồm thuốc men và chế độ ăn uống.
Nguồn: UPI