Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ em là gì?

Trẻ dễ mắc tan máu bẩm sinh nếu bố mẹ cũng mang gen bệnh ẩn trong người.

Câu chuyện về cặp vợ chồng chị Nguyễn T.H. và anh Hoàng A.H. (Hải Dương) có con gái mắc bệnh tan máu bẩm sinh được chia sẻ ngày hôm qua, 12/9, nhận sự quan tâm, chia sẻ lớn từ dư luận, đặc biệt là các bậc làm cha làm mẹ. Theo chia sẻ của anh H., nguyên nhân được cho là do cả hai anh chị mang gen bệnh trong người nhưng không đi khám tiền hôn nhân để biết cách điều trị dẫn đến việc truyền bệnh sang con. Hiện tại bé H. phải lên Bệnh viện Huyết học truyền máu trung ương để truyền máu định kỳ hàng tháng và sẽ phải ghép tế bào gốc khi bé lên 3 tuổi.

Dưới đây là những thông tin rõ hơn về nguyên nhân và dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm mà bé H. đang mang trong người, các bậc cha mẹ nào cũng cần phải biết:

Bệnh tan máu bẩm sinh là gì?

Tan máu bẩm sinh là bệnh rối loạn máu, thiếu máu do tan máu di chuyền và có thể dẫn đến những vấn đề khác về sức khỏe. Bệnh này ảnh hưởng đến khả năng tạo ra haemoglobin (một loại phân tử protein có trong hồng cầu chuyên chở oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu) khỏe mạnh của cơ thể. Bệnh có 2 loại là: Alpha Thalassemia và Beta Thalassemia.

Nguyên nhân của bệnh

Thalassemia là bệnh di chuyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, xảy ra khi các gen bị biến đổi vĩnh viễn. Tỷ lệ mắc tan máu bẩm sinh là như nhau ở cả nam và nữ. Tùy theo bố, mẹ là người mang gen dị hợp tử với từng kiểu đột biến gen khác nhau mà nguy cơ sinh con mắc Thalassemia sẽ có tần số khác nhau.

Trẻ mắc bệnh này phải điều trị suốt đời và nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới cuộc sống.

Trẻ mắc bệnh tan máu bấm sinh không có sức khỏe tốt, dễ mệt mỏi.  (Ảnh minh họa)

Các dấu hiệu của bệnh 

Theo thống kê của Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam, hiện nay ở nước ta có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tan máu bẩm sinh:

Các biểu hiệu thường gặp:

-  Hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

-  Da xanh, nhợt nhạt hơn bình thường, da và vùng củng mạc mắt vàng.

- Trẻ chậm lớn, dậy thì muộn.

- Khó thở khi gắng sức hay vận động mạnh, nhịp tim nhanh.

Biểu hiện của trường hợp nặng

-  Biến dạng mặt do phì đại xương: u xương trán, phì đại xương gò má, tạo nên "bộ mặt tan máu bẩm sinh" (trán dô, gò má dô, mũi tẹt, răng hô). Xương giòn, dễ gãy.

- Gan, lá lách to, có khi kèm sỏi mật.

- Có thể gây nhiễm trùng nặng.

Khi mắc bệnh tan máu bẩm sinh, cơ thể trẻ còn có các biểu hiện của triệu chứng thừa chất sắt (ứ sắt) do hậu quả của tan máu, cơ thể tăng hấp thu do thiếu máu và do truyền máu nhiều lần. Ứ sắt ở các cơ quan có các biểu hiện như: sạm da, tiểu đường, suy tim, suy gan...

Điều trị bệnh như thế nào?

Việc điều trị bệnh còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

- Truyền máu định kì: Thalassemia gây thiếu máu nên việc truyền máu thường xuyên sẽ giúp trẻ phát triển. Bác sĩ sẽ quyết định khoảng cách giữa các lần truyền máu theo tình trạng bệnh nặng, nhẹ khác nhau.

Trẻ cần được truyền máu định kì theo chỉ định của bác sĩ để cơ thể phát triển bình thường. (Ảnh minh họa)

- Thải sắt thường xuyên: Theo thời gian, chất sắt từ truyền máu sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tim, gan, tuyến giáp, lượng đường trong máu, xương và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc tiêm hoặc uống thuốc thải sắt định kì sẽ làm giảm các biến chứng do thừa sắt.

- Bổ sung axit folic: Chất giúp xây dựng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Trẻ mắc bệnh nếu được phát hiện và điều trị tốt sẽ có thể lớn lên, hoạt động bình thường và có sức khỏe lâu dài.

Bệnh nhân Thalassemia cần được chăm sóc thế nào?

- Chú trọng chế độ ăn: cần cung cấp cho trẻ mắc bệnh một thực đơn giàu chất dinh dưỡng mà cần phải có sự cân bằng giữa các thành phần glucid, lipid, protid, các vitamin và khoáng chất.

Cần hạn chế các thực phẩm chứ nhiều sắt. (Ảnh minh họa)

- Tiêm phòng đầy đủ các vắc-xin: việc này rất quan trọng đối với trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh vì khi con của bạn nhiễm bệnh sẽ khó điều trị và lâu khỏi hơn trẻ bình thường.

- Tránh việc thừa sắt: không được phép cho trẻ uống thuốc có chứa sắt khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, hạn chế các thức ăn có hàm lượng sắt cao như thịt bò, gan, rau có màu xanh đậm. 

- Tránh bị nhiễm trùng: vệ sinh cơ thể tốt để đề phòng nhiễm khuẩn. Các mẹ nên chú ý hạn chế để trẻ bị thương, xước da, chảy máu...

- Tập luyện thể dục thể thao hợp với thể trạng thường xuyên để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.

Bệnh có thể phòng tránh được không?

Vì đây là bệnh di truyền nên cách phòng tránh duy nhất con mắc tan máu bẩm sinh là cha mẹ phải tự tìm hiểu, nâng cao nhận thức về bệnh.

Trước khi tiến đến hôn nhân, bố mẹ nên đi khám và xét nghiệm bệnh Thalassemia. Trường hợp hai người đều mang đột biến gen cùng nhóm thì không nên kết hôn. Nếu hai người cùng có gen bệnh kết hôn thì cần được tư vấn trước khi có thai.

Nếu bạn đang mang thai và cả hai vợ chồng cùng mang một thể bệnh Thalassemia, bạn nên làm xét nghiệm tiền sản tại các cơ sở Y tế chuyên khoa.

Theo Ngọc Quỳnh/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

Làm món bánh này ăn vào bữa sáng tốt hơn uống sữa gấp 10 lần nhờ giàu canxi, protein, bổ...

Trong nhịp sống hiện đại hối hả ngày nay, để thưởng thức bữa sáng vừa ngon lại đủ chất, có...

Bảo vệ lá gan bé nhỏ của trẻ bằng vắc-xin từ những tháng đầu đời

Viêm gan B là 'sát thủ thầm lặng' gây suy giảm chức năng gan, biến chứng xơ gan, ung thư...

Những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều cơ sở đào tạo dự kiến tiếp tục mở rộng kỳ thi tuyển sinh đại học riêng, điều chỉnh...

Siêu mẫu Võ Hoàng Yến vượt cạn 'mẹ tròn con vuông', khoe diện mạo con gái đầu lòng

Siêu mẫu Võ Hoàng Yến và chồng Việt kiều đã chính thức đón con gái đầu lòng sau thời gian...

Dừng hoạt động ngoại khóa, cân nhắc cho học sinh nghỉ học trước diễn biến của bão số 4

Bộ GDĐT yêu cầu 17 tỉnh bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên; cân nhắc cho...

Tỷ phú Rockefeller dặn con: Sự giàu có và thành công của một người được quyết định bởi 1 thứ...

Trong thư gửi con trai, tỷ phú Rockefeller nhắc nhở con trai rằng “độ lớn” suy nghĩ của một người...

Học sinh ở Đà Nẵng được nghỉ học trước thềm bão số 4

Theo thông tin cảnh báo của Đài Khí tượng thủy văn, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đang mạnh...

Tin mới nhất

Ngày giỗ vợ, tôi đau lòng quên trời đất, nữa đêm kinh ngạc thấy người phụ nữ nóng bỏng ở...

57 phút trước

Bất ngờ ghé nhà bạn trai từng ly hôn, tôi chết sững nghe thấy giọng phụ nữ vang lên từ...

57 phút trước

Lần đầu về ra mắt nhà bạn trai, vừa nghe cháu của anh vô tư nói một câu, tôi xách...

57 phút trước

Trước khi ra tòa ly hôn, vợ khóc nghẹn khi thấy chồng bật đèn cả đêm để làm điều "vô...

1 giờ trước

Lấy hết cam đảm lẻn vào phòng vợ cũ sau 2 năm ly thân, choáng váng khi nghe em nói...

1 giờ trước

Chồng mất trong một vụ tai nạn, nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai thì mẹ chồng gặp tôi ra đề...

1 giờ trước

Thấy đứa con học giỏi bỗng tụt hạng dốt nhất lớp, mẹ tìm hiểu lý do nhưng lại sốc ngất...

2 giờ trước

Cướp chồng từ tay người khác chưa bao lâu, tôi đã phải nhận hậu quả đắng chát sau chầu nhậu...

2 giờ trước

Ngưỡng mộ chị dâu đẻ 3 đứa vẫn xinh đẹp, tôi sang xin bí kíp thì sốc nặng rồi rơi...

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình