Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh nguy hiểm "tái xuất" do virus rơi ra từ vắc-xin rồi đột biến?

Đợt bùng phát bại liệt sau hàng thập kỷ vắng bóng ở Anh, Mỹ và Israel có thể là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ hiếm gặp của vắc-xin sống giảm độc lực: Virus suy yếu nhưng vẫn có thể đột biến thành dạng nguy hiểm.

Theo Medical Xpress, những đợt bùng phát như những gì vừa xảy ra ở Anh, Mỹ và Israel là một nguy cơ hiếm gặp nhưng đã được dựu báo trước của việc dùng vắc-xin bại liệt đường uống.

Theo các chuyên gia, việc thay thế nó bằng vắc-xin dạng tiêm; hoặc một loại vắc-xin đường uống an toàn hơn mà Tổ chức Y tế thế giới đang triển khai, có lẽ là điều cấp bách hơn chúng ta nghĩ.

Hiện nay có 2 loại vắc-xin ngừa bại liệt phổ biến trên thế giới. Thứ nhất là vắc-xin sống giảm độc lực (OPV), dùng đường uống. Vắc-xin này rất rẻ và dễ sử dụng nhưng có một rủi ro: virus trong vắc-xin này có thể theo phân của người vừa uống vắc-xin thải ra môi trường. Thứ hai là vắc-xin dạng tiêm (IPV), chứa virus bất hoạt, tức virus đã vô hiệu hóa hoàn toàn.

Virus trong vắc-xin OPV đã được làm cho suy yếu hơn rất nhiều so với vắc-xin hoang dã, nhưng vẫn có một khả năng nhỏ nó gây bùng dịch. Các phân tích di truyền cho thấy virus ở 3 quốc gia nói trên đều "có nguồn gốc vắc-xin", có nghĩa nó là phiên bản đột biến của virus bị giảm độc lực rơi ra từ vắc-xin.

Thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới cho thấy từ năm 2017 đến nay toàn cầu có 396 trẻ em mắc bại liệt do vắc-xin hoang dã gây ra, nhưng có tới 2.900 trẻ bệnh do virus "có nguồn gốc vắc-xin".

Số ca bại liệt do virus nguồn gốc vắc-xin cao nhất vào năm 2020 với 1.100 trường hợp, hầu hết xảy ra ở các nước nghèo. Nhưng nay nó đã hiện diện ở các nước giàu.

Giáo sư Scott Barrett từ Đại học Columbia, chuyên gia về bệnh bại liệt, cho biết ông nghĩ đến đậu mùa khỉ - căn bệnh lưu hành ở các nước châu Phi nhiều năm nhưng không được quan tâm, cho đến một ngày nó thay đổi, đột biến và gây ra dịch bệnh toàn cầu.

Bại liệt thật ra vẫn là một tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) như Covid-19 và đậu mùa khỉ, những đã kéo dài từ năm 2014 đến nay. Hàng nghìn người mắc bại liệt do virus đột biến có nguồn gốc vắc-xin ở các khu vực như Đông Nam châu Phi, Trung Đông nhưng ít được quan tâm, cho đến khi nó hiện diện ở Mỹ và Anh.

Tiến sĩ Paul Offit, Giám đốc Trung tâm Tập huấn vắc-xin từ Bệnh viện Nhi Đồng Philadenphia - Mỹ nhấn mạnh: "Có lẽ chúng ta không bao giờ vượt qua bệnh bại liệt ở các nước đang phát triển nếu không có OPV. Nhưng cách duy nhất chúng ta loại bỏ bệnh bại liệt là loại bỏ việc sử dụng OPV."

Giám đốc bộ phận Bệnh bại liệt của WHO Aidan O'Leary mô tả việc phát hiện ra bệnh bại liệt ở London và New York là "một bất ngờ lớn".

Năm ngoái, WHO và các đối tác đã phát triển một loại vắc-xin bại liệt đường uống mới được chỉnh sửa để virus trong đó yếu hơn nữa, ít có khả năng đột biến thành dạng nguy hiểm. Đây có thể là lời giải cho các quốc gia đang có tình hình xã hội - chính trị bất ổn, khó triển khai tiêm chủng IPV. Tuy nhiên vắc-xin mới này hiện nguồn cung có hạn.

Theo Thu Anh/Người Lao Động

Tin liên quan

Rối loạn nhịp tim di truyền là gì? Chuyên gia tiết lộ 3 loại triệu chứng không thể lơ là

Rối loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra khi các xung điện điều phối nhịp tim hoạt động bất...

Cẩn thận: Vết cắn của côn trùng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây sốc phản vệ

Ong và ve là mối quan tâm đặc biệt vì chúng có khả năng gây bệnh cho những ai bị...

Ba dấu hiệu bị đột quỵ nhiều người thường bỏ qua

Báo cáo mới từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho thấy những triệu chứng này rất phổ ở những...

Loại vắc-xin từ hàng thế kỷ trước mang lại hy vọng chống lại nhiều mầm bệnh nguy hiểm

B.C.G là loại vắc-xin phòng bệnh lao có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại Covid-19 và các bệnh...

Thông tin 'đặc biệt' về số ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam ngày 21/8

Ngày 21/8, Việt Nam ghi nhận 1.561 ca COVID-19, giảm 1.143 ca so với 24 giờ trước đó. Tuy nhiên...

Tin Covid-19: Xu hướng tăng mạnh trở lại; tuần qua cả nước có gần 18.000 ca mắc Covid-19 mới

Số ca mắc Covid-19 đang có xu hướng tăng mạnh trở lại. Trung bình tuần qua, cả nước có gần...

Thêm nước Đông Nam Á có đậu mùa khỉ, WHO nghi Ebola "tái xuất"

Một thanh niên 27 tuổi ở Indonesia phát hiện các triệu chứng giống đậu mùa khỉ sau khi trở...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 ngày trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 ngày trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 ngày trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 15 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 15 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 15 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 19 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 19 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình