Phụ Nữ Sức Khỏe

Bé trai 2,5 tuổi bị đứt lìa ngón tay vì kẹt cửa và bài học cho các bố mẹ

Người mẹ mô tả tai nạn kẹt cửa của con trai là một trong những khoảnh khắc đau đớn nhất trong đời khi chứng kiến tay con bị cánh cửa cắt lìa.

Nalika Unantenne - mẹ của hai bé trai đã kể về vụ tai nạn ám ảnh cô mãi khi con trai lớn bị đứt lìa các ngón tay vì kẹt cửa.

Tôi vẫn nhớ đêm đó rõ ràng.

Con út của tôi mới chỉ 4 tuần tuổi và đứa lớn nhất là 2,5 tuổi. Chồng tôi lúc đó đang chuẩn bị đồ đạc cho chuyến công tác nước ngoài. Trong khi anh ấy đang tập trung gói ghém đồ thì bé lớn lân la gần anh ấy và hỏi những câu hỏi của trẻ con.

Tôi và bé út đang ở một phòng khác thì bất ngờ nghe tiếng động lớn. Tôi cũng không chú ý đến nó cho đến khi nghe tiếng bé lớn khóc to thành tiếng. Tôi vội chạy ra ngoài xem có chuyện gì đã xảy ra. Lúc đó, một cảnh tượng khắc sâu trong tâm trí tôi: con tôi mặt tái mét, máu ở bàn tay chảy tuôn ra. Nó la hét đau đớn. Chồng tôi nói con bị cánh cửa dập vào ngón tay.

Cậu bé 2,5 tuổi bị băng bó do kẹt cửa.

Tôi nhìn vào bàn tay con, ngón tay của nó bị kẹt giữa hai mép cửa (gắn với bản lề) và bức tường. Lúc đó, không nghĩ được nhiều, tôi lấy băng sạch quấn ngón tay con thật chặt và dùng tay mình giữ để ngăn máu không chảy.

Tôi phải để bé 4 tuần tuổi nhờ người trông giúp rồi vợ chồng vội vã đưa con đến bệnh viện Parkway East. Trên đường đến bệnh viện, con tôi ngừng khóc và ngồi im. Theo tôi nghĩ có thể nó bị sốc nhẹ.

Đến bệnh viện, bác sỹ cho chụp X Quang, kiểm tra ngón tay và may mắn bác sỹ nói ngón tay con có thể gắn lại được vì vẫn treo vào mảnh mô ở bàn tay. Nhưng con sẽ phải gây tê toàn bộ để bác sỹ phẫu thuật khâu ngón tay vào vị trí. Vài giờ tiếp theo của cuộc phẫu thuật là thời gian dài nhất trong cuộc đời tôi.

Nalika Unantenne và hai con trai.

Tôi chưa bao giờ lo lắng như thế. Tất cả các suy nghĩ đen tối khủng khiếp đều chạy qua đầu, từ những hậu quả xấu đứa lớn có thể chịu đến những gì tồi tệ đứa bé có thể gặp. Rất may, những lo lắng của tôi đã không thành hiện thực. Mọi việc đều tốt đẹp, cuộc phẫu thuật thành công. Toàn bộ bàn tay của con tôi được băng bó để ngón tay có thể lành lại. Chúng tôi phải đưa con đến phòng khám hàng tuần để thay băng và để bác sỹ kiểm tra lại xem con tay đã vào đúng khớp chưa. Bây giờ, trên ngón tay cậu bé vẫn thấy vết mờ mờ.

Tôi chia sẻ câu chuyện này để nhắc nhở mọi người về một số bài học thực sự quan trọng liên quan đến an toàn cho trẻ em trong chính ngôi nhà của mình.

Bài học kinh nghiệm và bí quyết về an toàn

Theo một bài báo trên BBC, những vết thương ở ngón tay của trẻ rất đau đớn và hậu quả đôi khi là cả đời. Nhưng những sự cố này thường rất phổ biến. Ở Anh, mỗi năm có khoảng 30.000 trẻ bị kẹt cửa và hơn 1.500 trẻ phải phẫu thuật.

Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật tạo hình của Anh cho biết thương tích khiến một số trường hợp có thể phải cắt cụt tay.

Vậy bố mẹ có thể làm gì để tránh những chấn thương như vậy xảy ra?

- Cha mẹ phải dùng các đầu nắm/bản lề an toàn cho tất cả các cửa ra vào ở nhà.

- Sử dụng chèn cửa khi cửa mở.

- Đừng để con nhỏ mở và đóng cửa.

- Dạy con nhận thức được nơi đặt ngón tay, giữ khoảng cách xa giữa phần bản lề của cửa và tường.

Nên làm gì nếu cánh cửa đóng sập vào ngón tay của con?

- Nếu ngón tay của trẻ bị chảy máu, hãy rửa nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước rồi dùng đồ tiệt trùng băng bó cho trẻ.

- Nếu ngón tay chỉ bị thâm tím, bố mẹ hãy lấy một gói nước đá giúp giảm thiểu sưng và đau.

- Theo dõi dấu hiệu đau, sưng đột ngột hoặc sốt trong vòng 24 đến 72 giờ sau tai nạn. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sỹ.

- Không bao giờ tự ý bẻ thẳng ngón tay bị gập vì có thể khiến con bị gẫy xương.

Nếu ngón tay của trẻ bị đứt hoàn toàn, đây là những gì bạn cần làm (theo chuyên gia chỉnh hình):

- Nhẹ nhàng làm sạch phần bị cắt bằng nước hoặc nếu có thể, bằng dung dịch muối vô trùng.

- Lấy miếng gạc sạch quấn lấy nó.

- Đặt nó vào túi nước.

- Đặt túi trong hộp đá kín nhưng không được để bộ phận bị cắt cụt tiếp xúc trực tiếp với đá. Đưa con đến bệnh viện và cầm luôn phần cắt cụt đó đến cùng rồi đưa cho bác sỹ.

 

Theo Hoàng Ngân/ Afamily/ Trí thức trẻ

Tin liên quan

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

Dưới đây là 10 chiến lược hiệu quả giúp phụ huynh hướng dẫn và hỗ trợ con cái phát triển...

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

Ca sĩ Võ Hạ Trâm tập các bài yoga nhẹ nhàng, phù hợp thể trạng để phục hồi cơ sàn...

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

Sữa và thức ăn nhanh là 2 món mà bất cứ đứa trẻ nào cũng yêu thích. Tuy nhiên, nhiều...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

16 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

20 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình