Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trong thời gian thai kỳ em bé thường có phản xạ mút tay. Nên sau khi sinh ra mút tay là nhu cầu của bé. Cho bé ngậm núm vú giả thay thế cho thói quen mút tay thì khi bé lớn lên việc chấm dứt cho con ngậm núm vú giả sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc mút tay.
Bé ngậm núm vú giả có tốt không? Các bà mẹ đã biết chưa?
Việc ngậm vú giả thường xuyên có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé yêu, cụ thể là:
- Ngậm núm vú giả nhiều sẽ làm tăng nguy cơ răng của bé bị mọc lệch, xiên, hở răng, làm khớp cắn, răng hàm dưới bị nhô ra.
- Khi ngậm núm vú giả thành thói quen, một khi bị rớt mà không có người lớn bên cạnh trẻ sẽ nhặt lên và ngậm tiếp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm hại cơ thể của bé, dễ mắc các bệnh cúm, liên quan đến đường hô hấp.
- Ngậm núm vú giả cũng khiến cho bé yêu không hào hứng với việc bú sữa mẹ, khiến trẻ còi cọc và chậm lớn.
- Khi ngậm quen mà không có núm vú giả, bé sẽ cảm thấy khó chịu, sẽ dùng tay hoặc cho các dị vật khác vào miệng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn khiến sức khỏe của trẻ có vấn đề.
- Nếu trẻ nào có thói quen ngậm núm vú khi ngủ, nếu không có sẽ quấy khóc, khó ngủ ngon, khiến cho trẻ bị rối loại nhịp sống sinh học.
Do núm vú giả có khá nhiều khuyết điểm nên các bậc phụ huynh cần cân nhắc về thời gian cho bé sử dụng cũng như thời điểm cần chủ động giúp trẻ cai, như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho cơ thể bé yêu.
Một số lưu ý khi cho trẻ ngậm núm vú giả
Nếu sau khi tìm hiểu về mặt lợi và hại của núm vú giả, mẹ vẫn quyết định cho con sử dụng thì nên lưu ý một số điều sau đây:
- Đợi đến khi nào bé bú ổn định, quen mùi sữa mẹ thì hãy cho bé dùng núm vú giả. Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ, ít nhất trẻ được 4-6 tháng tuổi mới nên cho bé ngậm núm vú giả.
- Chỉ cho bé ngậm núm vú giả khi khóc và giữa các cữ bú, không nên cho ngậm cả ngày, vì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.
- Nên chọn mua loại núm vú giả bằng silicon liền một khối để tránh nguy cơ hóc nếu bị đứt vỡ. Đồng thời cần dự phòng 1 đến 2 cái để cho bé thay.
- Vệ sinh sạch sẽ khi cho bé ngậm núm vú giả. Bởi vì em bé dưới 6 tháng tuổi hệ miễn dịch còn kém chưa hoàn thiện. Sau mỗi lần cho bé ngậm bạn cần rửa sạch bằng nước ấm sau đó lau khô để ráo, không nên để núm vú giả luôn luôn ở tình trạng ướt.
- Khi trẻ bắt đầu lớn hơn, phụ huynh cần hướng dẫn bé “tạm biệt” núm ví giả để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Không nên quá lạm dụng và phụ thuộc hoàn toàn vào núm vú giả.
- Tùy vào tình hình cụ thể, các mẹ nên cân nhắc có nên cho bé dùng núm vú giả nữa hay không.