Theo thông tin của The Sun, đứa trẻ bị vứt bỏ sau khi được sinh khoảng 4 đến 6 giờ đồng hồ. May mắn là em đã được một người dân trong làng phát hiện và cứu sống kịp thời.
Sự việc xảy ra ở Shyamsundarpur, Odisha, miền Đông Ấn Độ. Cô gái phát hiện đứa bé cho biết, sau khi nhìn thấy một đôi chân nhỏ xíu nhô lên trên mặt đất ở một bãi bất trống, cô liền gọi người trong làng đến xem xét. Khi phần đất được đào lên, người ta nhìn thấy một đứa bé bị bọc trong một mảnh vải màu xanh bị chôn vùi. Một điều đáng ngạc nhiên là dù bị chôn nhiều giờ, nhưng đứa trẻ vẫn còn sống.
Ngay sau đó, đứa bé được đưa đến Trung tâm Y tế Cộng đồng địa phương để cấp cứu. Nhờ được các bác sĩ chăm sóc tận tình mà sức khỏe của bé gái đã hồi phục nhanh chóng.
Chintamani Mishra – một nhân viên của bệnh viện cho biết: “Cô bé đang hồi phục rất tốt, hiện em không cần phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt như trước kia. Cân nặng của đứa nhỏ là 2,7kg. Lúc mới đưa vào đây, trên người em vẫn còn nguyên dây rốn. Thông qua trạng thái cơ thể bé, chúng tôi đoán em chỉ mới được sinh khoảng 4 đến 6 giờ. Vì khi nhập viện, trên người đứa trẻ toàn bùn đất nên nhân viên ở đây đã gọi bé là Dhariti, có nghĩa là Trái Đất. Bệnh viện chúng tôi đang có kế hoạch sẽ đưa cô bé đến một nhà trẻ phúc lợi để được chăm sóc chu đáo hơn”.
Khi nhận được thông báo của người dân, cảnh sát địa phương đã nhanh chóng vào cuộc điều tra để tìm ra cha mẹ đứa trẻ. Hai người này có thể sẽ bị pháp luật xử lý vì tội bỏ rơi trẻ em và cố ý giết người.
Jyoti Prakash Panda – một cảnh sát trực tiếp tham gia điều tra vị án cho biết: “Chúng đang trong và tìm kiếm các nghi phạm. Cảnh sát nghi ngờ bị cáo sinh sống ở khu vực gần đó vì họ đã chôn bé trong đêm. Sau khi chôn đứa bé vào trong cái hố được đào sẵn, thủ phạm đã phủ lên đó một ít cỏ khô. Nhờ gió thổi bay đám cỏ khô đi mà người dân đã cứu được bé gái”.
Odisha được biết đến là một trong những khu vực nghèo nhất ở Ấn Độ, do đó tình trạng những đứa bé bị vứt sau khi sinh ở đây diễn ra khá phổ biến. Mặc dù tỷ lệ chênh lệch giới tính ở Ấn Độ khá cao 1000/ 940 (nam/nữ), nhưng người dân nước này vẫn chỉ muốn sinh bé trai. Suy nghĩ này bị ảnh hưởng một phần bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của nước láng giềng Trung Quốc.