Phụ Nữ Sức Khỏe

Bé gái 15 tuổi mang thai 6 tháng, cha ép phải phá bỏ

Mãi đến khi bé gái mang thai gần 6 tháng, người cha mới phát hiện. Ông ép phải phá bỏ, dù các bác sĩ hết lời giải thích việc bệnh nhân có thể lâm nguy khi tuổi thai đã lớn.

Đó là trường hợp của một bé gái khoảng 15 tuổi, được cha và dì ruột đưa đến Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) 2 tuần trước. Tại khoa Kế hoạch hóa gia đình, qua kiểm tra, các nhân viên y tế xác định bé gái mang thai 25 tuần tuổi. Nhưng người cha không phải đưa con đi khám thai, mà để buộc bé gái bỏ đi mầm sống đang phát triển trong bụng.

Khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Từ Dũ (Ảnh: Hoàng Lê).

"Sau này không biết sẽ thế nào"

Ngay khi nhận được yêu cầu trên của gia đình, các bác sĩ giải thích, rằng thai đã quá lớn, không thể phá vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của thai phụ "nhí". Dù vậy, người cha vẫn gây áp lực với cả bác sĩ lẫn con gái, quyết liệt đòi phải lập tức chấm dứt thai kỳ.

Bác sĩ Phạm Quang Nhật, Phó trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cho phóng viên Dân trí biết, ngay khi nhận tin từ nhân viên về sự việc trên vào thời điểm nghỉ trưa, ông lập tức quay trở lại khoa, đồng thời thông báo đến Ban Giám đốc bệnh viện.

Khu vực thực hiện thủ thuật bỏ thai của khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Từ Dũ (Ảnh: Hoàng Lê).

"Chúng tôi cố gắng giải thích cho gia đình rõ, nếu phá thai ở tuần tuổi trên là vi phạm quy định pháp luật lẫn gây rất nhiều nguy cơ cho cháu bé. Chúng tôi cũng tìm cách động viên, hướng dẫn cách xử lý sau khi bé sinh, nói với người cha nếu không nuôi được có thể tìm sự hỗ trợ từ các mái ấm. Sau thời gian suy nghĩ, ông bố bước đầu chấp nhận cho con sinh, nhưng sau này không biết sẽ thế nào" - bác sĩ Nhật nói.

Theo bác sĩ Nhật, trường hợp trên là điển hình của định kiến xã hội mà thai phụ tuổi vị thành niên phải gánh chịu. Lẽ ra ở hoàn cảnh như vậy, người thân cận trong nhà phải làm điểm tựa, để thai phụ có được sự hỗ trợ về mặt tinh thần, nhưng nhiều trường hợp gia đình lại là gánh nặng.

Thống kê từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 250.000-300.000 ca nạo phá thai được báo cáo chính thức. Khoảng 20-30% trường hợp phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và 60-70% là sinh viên, học viên, hầu hết từ 15-19 tuổi. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời là 1 trong 5 nước có tỷ suất nạo phá thai cao nhất thế giới.

Bệnh nhân đến thăm khám tại khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Từ Dũ (Ảnh: Hoàng Lê).

Riêng tại Bệnh viện Từ Dũ, năm 2022, tổng số trẻ vị thành niên đến xin bỏ thai ngoài ý muốn là 708 trường hợp. Trong đó, 223 trường hợp phá bỏ với tuổi thai từ 16-22 tuần, 25 trường hợp phải nhập viện làm thủ thuật. Quý đầu năm 2023, trung bình có 44 ca thai phụ vị thành niên đến đây bỏ thai mỗi tháng.

Hậu quả khôn lường nếu tự đi phá thai ở phòng khám

Bác sĩ Nhật cho biết, những bi kịch xuất phát từ việc phá thai ở tuổi vị thành niên là chuyện "như cơm bữa" mà khoa Kế hoạch hóa gia đình phải đối mặt. Có trường hợp người gây áp lực phá thai là "tác giả" bào thai - tức bạn trai của cô bé, có trường hợp là gia đình.

Thông thường, thai phụ "nhí" sẽ mang tâm lý sợ hãi, dẫn đến việc che giấu thông tin. Thậm chí, có những trường hợp trẻ kêu người quen biết bên ngoài giả làm cha mẹ để đưa đi bệnh viện phá thai. Do đó, các nhân viên y tế luôn phải kiểm tra, đối soát chứng minh nhân dân, giấy khai sinh… để xác định người giám hộ hợp pháp.

Việc phá thai ở tuổi vị thành niên sẽ gây ra những nguy cơ về sức khỏe cho trẻ (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).

Cũng theo bác sĩ Nhật, nếu trẻ vì áp lực tâm lý, sợ cha mẹ biết chuyện mà tự đến các phòng khám trôi nổi bên ngoài phá thai thay vì vào bệnh viện, hậu quả sẽ khôn lường. Ông vẫn nhớ sự việc xảy ra cách đây vài năm, khi một cô gái trẻ đi phá thai tại phòng khám tư ở Bình Dương, người thực hiện là một nữ hộ sinh.

Trong quá trình gắp thai ra ngoài, nữ hộ sinh trên làm thủng cả tử cung và gắp luôn cả niệu quản của bệnh nhân ra ngoài. Hoảng hốt, người này mang cả thai phụ và phần cơ thể gắp nhầm đến Bệnh viện Từ Dũ cầu cứu. Dù các bác sĩ cố gắng giữ được sinh mệnh của bệnh nhân sau ca mổ kéo dài hơn 6 tiếng, cô gái cũng ảnh hưởng nặng nề về khả năng có con trong tương lai.

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), cả khi tiếp tục giữ thai sinh con hay quyết định phá thai đều để lại những nguy cơ lớn về sức khỏe cho thai phụ tuổi vị thành niên. Trẻ cũng dễ bị căng thẳng và khủng hoảng tâm lý, do chưa sẵn sàng mang thai và làm mẹ. Những ảnh hưởng này có thể nặng nề và kéo dài.

Do đó, đại diện Bệnh viện Từ Dũ cho rằng, cần thực hiện đầu tư một cách có chiến lược vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cuộc sống của trẻ em gái vị thành niên, bảo vệ các quyền con người cho các em.

Bác sĩ khuyên trẻ vị thành niên khi nghi ngờ mang thai không nên lo lắng, sợ hãi giấu kín một mình (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).

Các chương trình giáo dục giới tính toàn diện cần kết hợp với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và dịch vụ phòng chống HIV. Cần đảm bảo rằng các dịch vụ này được cung cấp tới trẻ vị thành niên một cách tế nhị, đảm bảo bí mật, không mang tính phán xét và không phân biệt đối xử.

Cần ngăn ngừa tảo hôn bằng cách tăng cường tuyên truyền, giáo dục để các bé gái kết hôn theo độ tuổi pháp luật quy định, đảm bảo các em được đi học. Đồng thời, có thể tạo ra các mô hình cho trẻ em gái gặp gỡ nhau và gặp gỡ các cán bộ tư vấn.

Với trẻ vị thành niên, bác sĩ Nhật khuyến cáo, khi nghi ngờ mang thai không nên lo lắng, sợ hãi giấu kín một mình, vì rất dễ dẫn đến hành động dại dột. Hãy mạnh dạn chia sẻ cảm xúc với người mà mình tin tưởng, như bạn trai, cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, để không cảm thấy cô đơn khi vượt qua thời điểm khó khăn.

Nếu thấy khó chia sẻ, hãy gọi đến tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để được giúp đỡ.

Theo Hoàng Lê/Dân Trí

Tin liên quan

Nam sinh lớp 10 nhiễm HIV sau một lần đón muộn của người mẹ

Sau ngày đón trễ, mẹ K. thấy con mình xuất hiện những biểu hiện lạ như sợ sệt, e dè...

Cảnh báo mới về "hóa chất vĩnh cửu" tràn ngập trong vật dụng hàng ngày: Có thể gây vô sinh...

Loại hóa chất này đã từng được chỉ ra là có nguy cơ gây ung thư và tiểu đường ở...

Căn bệnh khiến cô gái 17 tuổi liên tục khó thở

Bất ngờ có triệu chứng khò khè, ho và khó thở nhưng trong một thời gian dài, nữ sinh không...

Cứu sống người đàn ông bị tan nạn giao thông gãy gần hết xương sườn bên trái

Sau phẫu thuật 3 ngày, người bệnh đã có thể hồi phục được 90%.

Bác sĩ nói gì sau trường hợp bé gái chào đời cùng vòng tránh thai?

Một sự việc hy hữu, bé gái nặng 3,5 kg chào đời cùng chiếc vòng tránh thai của mẹ trong...

Tắm nước nóng gây vô sinh, “giết” tinh trùng: Sự thật thế nào?

Trước thông tin cho rằng tắm nước nóng gây vô sinh do ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, chuyên...

Căn bệnh khiến Minh Tú sợ khó có con: Là bệnh lý phổ biến, dấu hiệu dễ bị bỏ qua

Thực tế, căn bệnh lạc nội mạc tử cung mà Minh Tú mắc là tình trạng thường gặp ở phụ...

Tin mới nhất

Anh trai mở nhà hàng, tôi mời đồng nghiệp đến ủng hộ nhưng phải ‘muối mặt’ ra về: Cái kết...

34 phút trước

Được con tặng 5 nhẫn vàng vào sinh nhật, khi mang bán, tôi ngỡ ngàng với câu nói của chủ...

42 phút trước

Được mừng cưới 1 cây vàng giá 35 triệu đồng từ 7 năm trước, giờ có nên mừng lại bạn...

57 phút trước

Cưới vợ đẹp quen qua mạng, đêm tân hôn tôi dựng tóc gáy khi em cười thỏ thẻ

1 giờ trước

Ngày mai vợ chồng ra tòa ly hôn vì 8 năm không có con mà đêm nay tôi vẫn dại...

1 giờ trước

Thấy con càng lớn càng xấu, anh tôi nghi ngờ nên xét nghiệm ADN và phát hiện bí mật của...

1 giờ trước

Người đàn ông hoảng hốt vì cậu nhỏ rơi ra toàn “đá”, hóa ra quên làm 1 việc suốt 30...

2 giờ trước

Nửa tháng sau ly hôn nhận được gói hàng vợ cũ gửi, mở ra tôi quỳ sụp xuống đất khóc

3 giờ trước

Ly hôn 1 ngày vợ cũ nhắn tin, đọc xong tôi liền mang 1 tỷ tới xin tái hôn

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình