1. Tìm hiểu về cây cỏ xước
Muốn biết chính xác cây cỏ xước trị bệnh gì, trước tiên hãy cùng đi tìm hiểu xem cây cỏ xước là cây gì và có những đặc điểm gì nổi bật để nói nó không thua kém gì những dược liệu quý nhé. Trong thực tế, cây cỏ xước có lẽ chẳng còn xa lạ gì với người dân ở khu vực nông thôn. Cây cỏ xước là loài cây thân thảo, sống lâu năm trong tự nhiên. Đây là loài cây có thân mềm, có cây cao tới gần 1m, lá hình trứng, mọc đối, mép lượn sóng. Cây cỏ xước có hoa, mọc thành bông ở ngọn, độ dài khoảng 20-30 cm. Quả mỏng, hình túi, hạt có hình giống với quả trứng dài.
Bộ phận dùng
Toàn thân cây cỏ xước. Trong đó, phần rễ được sử dụng làm thuốc chữa bệnh nhiều nhất.
Để dùng làm thuốc, người ta có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây cỏ xước, kể cả rễ, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc dùng khô tùy thuộc vào mục đích chữa bệnh.
Thu hái – sơ chế
Cây cỏ xước được thu hoạch quanh năm. Cả cây được đem về rửa sạch, cắt riêng phần rễ, thân , lá, thái mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô.
Trường hợp chỉ thu hoạch rễ, vụ thu hoạch chủ yếu là vào mùa đông. Lúc này thân và lá đang héo khô và rễ đã phình to. Rễ cây được đào lên, cắt bỏ rễ nhỏ. Phơi rễ cho đến khi vỏ ngoài nhăn lại rồi hun khói vài lần với lưu huỳnh. Cuối cùng, cắt bỏ phần đầu nhọn của rễ, thái lát mỏng, phơi khô.
Bảo quản dược liệu
Dược liệu khô cần được để nơi khô ráo. Tránh để gần nguồn nước sinh hoạt trong nhà hoặc ở môi trường ẩm ướt.
Thành phần hóa học của cây cỏ xước
Saponin triterpenoid, Muối kali, Arginine, Alkaloids, Amino axit, Acid oleanolic, Polysaccharide, Muối kali, Sắt, Glucid, Đồng, Glucoza, Nước, Protid, Chất xơ, Chất tro, Vitamin C, Caroten
Phân loại cây cỏ xước
Loại thảo dược này thường mọc hoang ở ven đường, những khu đất ẩm,… Tuy nhiên, tác dụng thần kỳ của loại thảo dược này dần được con người khám phá, vì vậy mà nhiều địa phương cũng đã quy hoạch để trồng thành khu vực nhất định và sản xuất thành dược liệu, sử dụng trong các bài thuốc nam. Cây cỏ xước không những mang lại hiệu quả to lớn về mặt lợi ích kinh tế mà còn công dụng tuyệt vời trong việc điều trị một số căn bệnh.
Theo các ghi nhận từ các nhà nghiên cứu thì cây cỏ xước có 4 loại chính, đó là:
- Cỏ xước lông trắng
- Cỏ cước xù xì
- Cỏ xước Ấn Độ
- Cỏ xước màu xám đỏ
Loại phổ biến và thường gặp nhất là cỏ xước lông trắng. Loại cây này thường được người dân Việt Nam trồng để điều chế thuốc.
Tùy theo khu vực địa lý mà chúng ta có những loại cây khác nhau. Ở Việt Nam cây cỏ xước thường được bắt gặp mọc nhiều ở các tỉnh trải dài từ Bắc vào Nam. Nhất là vùng có đặc điểm khí hậu thuận lợi như các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên hay các tỉnh ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ.
Vị thuốc cỏ xước
- Tính mát
- Vị đắng, chua
2. Cây cỏ xước trị bệnh gì?
2.1. Cây cỏ xước thuốc nam
Cây cỏ xước có tác dụng huyệt huyết, bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ ứ, điều kinh, thông tiểu, giải nhiệt, giảm đau. Tác dụng của cây cỏ xước chữa bệnh như sau:
- Bầm máu
- Viêm gan
- Nhiễm trùng thận
- Tăng huyết áp
- Tăng cholesterol máu
- Sốt
- Bệnh gout
- Kinh nguyệt không đều
- Bế kinh…
2.2. Cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh gì?
- Cỏ xước giúp đẩy mạnh khả năng tổng hợp protein trong cơ thể
- Thử nghiệm trên ếch cho thấy dịch chiết cồn cỏ xước gây ức chế tim ếch, khiến mạch máu giãn nở nên có tác dụng hạ áp, làm hưng phấn các cơ ở tử cung.
- Một số chất trong cỏ xước có tác dụng kích thích tiểu tiện, giảm đường và cholesterol trong máu, nâng cao chức năng hoạt động của gan
- Hoạt chất saponin trong dược liệu kích thích co bóp cơ trơn tử cung
- Thành phần ecdysterone là một chất chống mang thai, ảnh hưởng đến sinh sản
- Cồn chiết xuất từ cỏ xước gây ức chế trên tim động vật nhỏ. Trong khi đó, nước sắc từ dược liệu này lại thể hiện tính ức chế đối với cơ tim chó.
- Cỏ xước chống viêm, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
- Thử nghiệm trên chuột lớn cho thấy cỏ xước làm giảm độ dính máu, chống đông máu
- Ngoài ra, hoạt chất Ecdysterone trong cỏ xước còn thể hiện rõ đặc tính giảm mỡ, giảm đường
3. Một số bài thuốc từ cây cỏ xước
Toàn bộ phần từ thân, lá, hoa cho đến rễ của cây đều có thể được tận dụng làm thuốc. Thông thường người ta sẽ thu hoạch cây vào mùa hè, sau đó mang về rửa sạch rồi dùng làm thuốc. Theo Đông Y, cây cỏ xước có tính mát, vị chua, đắng. Vì vậy loại này rất có hiệu quả trong việc điều trị một số trứng bệnh sau:
3.1. Cây cỏ xước chữa sỏi thận
– Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm cầu thận với các triệu chứng phù thũng, đái són, đái vàng thẫm, vàng da:Rễ cỏ xước 25g. Rễ cỏ tranh, mã đề, mộc thông, huyết dụ, lá móng tay, huyền sâm mỗi vị 15g.Sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia uống 2 lần vào buổi sáng và buổi trưa sau ăn.Một liệu trình điều trị là 10 ngày, nghỉ 15 ngày lại tiếp tục sử dụng nếu có chỉ định của thầy thuốc.
– Bài thuốc hỗ trợ chữa viêm gan, viêm thận, viêm bàng quang, đái vàng thẫm, đái đỏ, đái ra sỏi:Cỏ xước, cỏ tháp bút, cây râu mèo mộc thông, mã đề, sinh địa, rễ có tranh mỗi vị 15g, sắc lấy nước uống kèm với bột hoạt thạch 15g, chia 3 lần.
– Bài thuốc chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da:Rễ cỏ xước sao, mã đề cả cây, cúc bách nhật cả cây, cây cỏ mực mỗi vị 30g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Uống liên tục trong 7 – 10 ngày.
3.2. Chữa bầm máu, máu ứ bên trong do té ngã, nhức mỏi tay chân khi đi xa về
Lấy 100g cỏ xước ngâm chung với 30g sâm đại hành, 50g dứa dại và rượu trắng cao độ. Để trong ít nhất 30 ngày. Mỗi lần uống 15ml x 2 lần trong ngày.
3.3. Điều trị bệnh viêm gan, nhiễm trùng thận
Dùng 30g cây cỏ xước kết hợp với các vị rễ cỏ tranh, xa tiền, mộc thông, phất dũ, lá móng tay, trọng đài mỗi vị 15g. Sắc uống 1 thang trong ngày khi còn ấm. Mỗi thang chia làm 3 lần uống
3.4. Điều trị bệnh rối loạn tiền đình, đau đầu, chóng mặt, huyết áp tăng cao, trong người bốc hỏa, táo bón
Chuẩn bị hạt muồng 20g và cỏ xước 30g. Hạt muồng đem sao vàng rồi sắc chung với ngưu tất uống mỗi ngày 1 thang.
3.5. Chữa máu nhiễm mỡ gây tăng huyết áp, xơ vữa động mạch
Chuẩn bị thang thuốc bao gồm các vị: Cỏ xước và đương quy mỗi thứ 16g, hạt lạc giời (sao vàng), xuyên khung, cỏ cứt lợn mỗi thứ 12g, nấm mèo 10g, hạn liên thảo 20g. Trộn đều các nguyên liệu rồi đem sắc chung. Mỗi thang sắc chia 3 lần uống trong ngày. Kiên trì uống liên tục 20 – 30 ngày để thấy được hiệu quả.
3.6. Chữa tăng cholesterol và triglycerid trong máu
Lấy 12g cỏ xước, thái mỏng, cho vào ấm hãm như hãm trà hoặc sắc uống
3.7. Trị đau lưng, mỏi gối, làm mạnh gân cốt, tăng khả năng cường dương, chữa bệnh phong thấp
Chuẩn bị cỏ xước, đỗ trọng, đương quy, sinh địa, tiên linh tỳ, tỳ giải, ý dĩ nhân mỗi vị 30g; Đan sâm, kim anh, phụ tử, phòng phong, sơn thù, thạch hộc mỗi vị 15g; Hồ cốt 45g.
Giã nát tất cả các vị thuốc trên, bọc trong túi vải rồi cho vào bình thủy tinh ngâm chung với 3 lít rượu. Để khoảng 7 – 9 ngày. Mỗi ngày uống 2 ly nhỏ khi bụng đang đói.
3.8. Điều trị bệnh gout
Đây là một trong những công dụng của cây cỏ xước được nhiều người biết tới. Người bệnh dùng cây cỏ xước phối hợp với lá tất bát, rễ cây cẩu trùng vĩ và rễ bưởi bung mỗi vị 15g. Thái mỏng thuốc rồi cho vào chảo sai vàng.
Sắc thuốc với 4 bát nước lấy 2 bát thuốc đặc, uống làm 3 lần trong ngày cho hết. Liệu trình dùng thuốc tối thiểu 7 ngày, tối đa là 10 ngày. Sau đó nếu bệnh tình chưa bớt thì nên đi tái khám lại.
3.9. Chữa sưng đau do thấp khớp
– Bài 1:
Cỏ xước, cỏ cứt lợn, nhọ nồi mỗi vị 16g, thương nhĩ tử và ngải cứu mỗi vị 12g, phục linh 20g. Mỗi thang sắc 3 lượt nước. Sau đó trộn chung lại và chia làm 3 phần đều nhau uống vào buổi sáng, trưa, tối liên tục trong 10 ngày.
– Bài 2:
Dùng thổ phục linh, cỏ mực mỗi vị 20g, ngải cứu, quả ké đầu ngựa mỗi vị 12g, cỏ xước 40g. Sắc uống.
3.10. Trị bệnh quai bị
Cây cỏ xước tươi giã lấy nước cốt súc miệng và uống. Phần bã đắp vào bên ngoài chỗ bị sưng đau do quai bị.
4. Lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước
- Đối tượng không nên dùng cỏ xước
- Phụ nữ mang thai
- Người đang trong giai đoạn hành kinh ra nhiều máu
- Nam giới đang bị di tinh, mộng tinh
- Người có vấn đề về dạ dày, đường ruột nên thận trọng khi dùng vì có thể gây tiêu chảy, đau bụng
- Kiêng kỵ khi dùng cây cỏ xước
- Ghét Huỳnh hỏa
- Sợ Bạch tiền
- Ghét Qui giáp, Lục anh
- Tác dụng phụ của cây cỏ xước cần chú ý
Theo các nghiên cứu, mặc dù hoàn toàn không gây ra biến chứng khi sử dụng như với những bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa, dạ dày nhưng khi sử dụng cây cỏ xước thì nên chú ý. Bởi, nếu không sử dụng đúng cách cũng như liều lượng thì rất có thể người bệnh sẽ gặp các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy hoặc đi ngoài kéo dài.
Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ nếu không muốn gặp các tác dụng phụ không mong mắn.
Trên đây là những thông tin cơ bản để biết cây cỏ xước trị bệnh gì. Giống như nhiều loại dược liệu thiên nhiên khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây cỏ xước để chữa bệnh để đem lại hiệu quả tốt nhất.