Phụ Nữ Sức Khỏe

Bạn biết gì về bệnh táo bón?

Quan niệm phổ biến là táo bón có liên quan đến việc trẻ có chế độ ăn uống kém đặc biệt là thiếu chất xơ và không uống đủ nước.

Hiếm khi táo bón ở trẻ em có thể liên quan đến tình trạng không dung nạp thức ăn hoặc dị ứng. Ảnh minh họa: INT

Tuy nhiên, không ít bằng chứng nghiên cứu cho thấy, điều này có thể không đúng với một số trẻ em.

Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng trong những năm đầu đời. Bởi, đó là thời kỳ trẻ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng cũng như hoạt động nhiều. Đó cũng là thời điểm trẻ học được những hành vi và thói quen có thể tiếp tục ảnh hưởng đến tuổi trưởng thành. Những gì chúng ta ăn ảnh hưởng đến ruột cũng như phần còn lại của cơ thể.

Táo bón được biết là ảnh hưởng đến khoảng 10% trẻ em. Nếu không được điều trị nhanh chóng, tình trạng này có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Táo bón không phải lúc nào cũng dễ chẩn đoán ở trẻ em. Bởi, có nhiều triệu chứng táo bón khác nhau không phải lúc nào cũng dễ được nhận biết. Thực tế, không phải tất cả trẻ em bị táo bón đều đi tiêu khó hoặc không thường xuyên.

Chế độ không hợp lý

Trên thực tế, trẻ nhỏ nào cũng có thể mắc táo bón. Tuy nhiên, theo thống kê tình trạng táo bón gặp nhiều hơn gấp 3 lần ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Cụ thể, trẻ dễ táo bón ở thời kỳ sau khi bắt đầu ăn dặm.

Ở thời kỳ ăn dặm, trẻ cũng dần đi vào nếp sinh hoạt ở một giờ nhất định, nên thời gian đại tiện cũng vậy. Tuy nhiên, do từ bú mẹ hoàn toàn, trẻ chuyển sang tập ăn dặm nên rất dễ bị táo bón vì chưa quen với các thức ăn. Mặt khác, cũng có thể do chế độ ăn, thực phẩm ít chất xơ, nên dễ bị táo bón hơn.

Khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, đến lớp học…, môi trường mới xa lạ nên nhiều bé ngại xin phép cô giáo, hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện. Sau vài lần như thế, đại tràng sẽ giãn to. Khi đó, phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng, gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, cứng và khô.

Táo bón có thể gây đau bụng, đi ngoài ra phân dính. Trẻ bị táo bón cũng có thể chán ăn, hành vi kém, hoặc tâm trạng chán nản. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến việc đi học và mức độ tập trung. Đồng thời, bệnh có ảnh hưởng đến cả gia đình, đặc biệt nếu trẻ thường xuyên dính vết bẩn.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết, thường không thể tìm ra nguyên nhân cơ bản gây táo bón ở nhiều trẻ mắc bệnh này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, táo bón có thể có yếu tố di truyền hoặc các nguyên nhân khác chứ không phải do lượng chất xơ thấp.

Viện Quốc gia về sức khỏe và Lâm sàng xuất sắc (NICE) đã đưa ra hướng dẫn về táo bón ở trẻ em. Lời khuyên này và bằng chứng nghiên cứu củng cố nó đã được xem xét nhiều lần để xác định không có bằng chứng nào cho thấy rằng, việc cho trẻ ăn nhiều chất xơ sẽ tự cải thiện tình trạng táo bón. Vậy lời khuyên dành cho trẻ bị táo bón và gia đình là gì?

Điều trị táo bón ở trẻ em theo hướng dẫn của NICE liên quan đến việc sử dụng thuốc nhuận tràng làm biện pháp can thiệp ban đầu. Thông thường, macrogol sẽ được thử trước tiên.

Trong đó, Cosmocol, Laxido và Movicol đều là những macrogol (thuốc điều trị táo bón) có thể được kê đơn cho trẻ em. Khi tình trạng táo bón của trẻ đã cải thiện thì phụ huynh cũng nên hỗ trợ trẻ thay đổi về lối sống. Điều này liên quan đến việc cung cấp thông tin về thực phẩm, đồ uống và việc đi vệ sinh theo chu trình khoa học, đơn cử thường ít nhất một lần một ngày sau bữa ăn.

Chế độ ăn, thực phẩm ít chất xơ có thể khiến trẻ dễ bị táo bón hơn. Ảnh minh họa: INT

Táo bón và uống nước

Trẻ bị táo bón cần được khuyến khích uống đủ nước mỗi ngày, phù hợp với độ tuổi, kích thước và mức độ hoạt động của các bé. Nếu uống không đủ nước mỗi ngày, cơ thể sẽ cố gắng giữ nước ở mức có thể.

Điều đó khiến phân khô, cứng hơn, góp phần gây táo bón. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy chỉ tăng lượng nước uống có thể điều trị táo bón ở trẻ em.

Lượng nước phù hợp cho trẻ là khoảng 600ml với các bé từ 7 - 12 tháng tuổi, 900ml cho trẻ 1 - 3 tuổi, 1.200ml cho trẻ 4 - 8 tuổi, 1.600ml cho bé gái từ 9 - 13 tuổi, 1.800ml cho bé trai từ 9 - 13 tuổi, 1.800ml dành cho bé gái từ 14 - 18 tuổi và 2.600ml dành cho bé trai từ 14 - 18 tuổi. Nếu trẻ rất hiếu động, thừa cân hoặc sống trong môi trường nóng bức thì chúng sẽ cần nhiều nước hơn mức khuyến nghị này.

Các chuyên gia gợi ý rằng, trẻ bị táo bón nên bổ sung lượng chất xơ tương tự như khuyến nghị cho từng lứa tuổi. Đối với trẻ từ 2 - 5 tuổi là khoảng 15g chất xơ mỗi ngày; đối với trẻ từ 5 - 11 tuổi là khoảng 20g và đối với trẻ từ 11 - 16 tuổi là khoảng 25g.

Trẻ em nên ăn nhiều chất xơ từ trái cây và rau quả, bánh mì có nhiều chất xơ và ngũ cốc ăn sáng nguyên hạt. Không nên cho trẻ ăn cám chưa qua chế biến vì có thể gây chướng bụng, đầy hơi cũng như làm giảm khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Hiếm khi táo bón ở trẻ em có thể liên quan đến tình trạng không dung nạp thức ăn hoặc dị ứng. Phổ biến nhất trong số này bao gồm không dung nạp các sản phẩm từ sữa hoặc gluten, một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.

Tuy nhiên, trẻ em không nên loại bỏ các sản phẩm từ sữa hoặc thực phẩm có chứa gluten khỏi chế độ ăn uống của mình mà không có lời khuyên từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Nếu phụ huynh lo ngại rằng con mình có thể bị táo bón hoặc gặp vấn đề như dị ứng hay không dung nạp với một loại thực phẩm cụ thể, hãy trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Từ đó, để được tư vấn, vì táo bón có thể xảy ra ở những trẻ không ăn đủ chất. Khi đó, việc thay đổi sang thói quen ăn uống lành mạnh và chỉ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng chưa chắc sẽ khiến vấn đề được cải thiện.

Theo Sinh Phúc/Giáo dục & thời đại

Tin liên quan

10 năm trước khi chết, cơ thể phát đi 3 tín hiệu cảnh báo sớm, chú ý 4 điều này...

Dù là người già hay trẻ, một khi cơ thể có những biểu hiện dưới đây thì không nên chủ...

Nghiên cứu mới chỉ ra mỗi lít nước đóng chai có thể chứa 240.000 mảnh nhựa, trong số đó có...

Mới đây, một nghiên cứu cho thấy mỗi lít nước đóng chai ở Mỹ có chứa trung bình 240.000 mảnh...

5 nhóm thực phẩm bạn nên ăn để răng chắc khỏe

Hàm răng khỏe mạnh đóng một vai trò rất quan trọng đối với thẩm mỹ và quá trình tiêu hóa...

Nghiên cứu mới cho thấy nếp nhăn có thể do hệ vi sinh vật trên da gây ra

Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa lão hóa da và hệ vi sinh vật trên da đã...

Tìm 3 điểm khác nhau giữa hai bức tranh trong vòng 10 giây

Câu đố đau đầu này đã lan truyền trên mạng và khiến nhiều người hoang mang.

Người đàn ông 45 tuổi suýt mù mắt vì đắp đậu xanh chữa zona thần kinh

Bệnh nhân T. cho biết, mình bị mắc bệnh từ 5 ngày trước. Nghĩ rằng bệnh "giời leo" điều trị...

Phát triển ứng dụng điều trị ù tai, tác dụng tương tự điều trị tại bệnh viện

Một phương pháp điều trị kỹ thuật số giúp giảm triệu chứng ù tai đã được phát triển.

Tin mới nhất

Bật mí 5 dấu hiệu cho thấy làn da đang lão hóa tốt

17 giờ trước

Phương Mỹ Chi khóc nghẹn kể về tuổi thơ nghèo khó, từ khi nổi tiếng đã không cho cha mẹ...

17 giờ trước

Những thói quen tốt cho tim cần kết hợp với thói quen tập thể dục hàng ngày mà ai cũng...

17 giờ trước

Hãng dược AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu, kèm theo hội chứng nguy hiểm khác

17 giờ trước

Giữ dáng tại nơi làm việc: 3 lời khuyên của chuyên gia để tránh tăng cân khi làm việc tại...

22 giờ trước

Hè nắng đổ lửa, không còn sợ lớp trang điểm ‘nhòe nhoẹt’ vì làn da nhiều dầu nhờ bí quyết...

1 ngày 10 giờ trước

Bí quyết 'đẹp bất chấp' mùa nắng với các tips siêu đơn giản

1 ngày 10 giờ trước

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

1 ngày 17 giờ trước

Giảm cân "siêu tốc": Nguy hiểm chực chờ!

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình