Phụ Nữ Sức Khỏe

Bài tập thở giúp cải thiện các cơn đau mãn tính

Các cơn đau trên cơ thể luôn là thứ khiến chúng ta khó chịu, tuy nhiên việc điều trị nó không dễ. Vì thế, trong bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn các bài tập thở để cải thiện và kiểm soát vấn đề này.

Đau mãn tính là gì?

Đau thắt lưng, vai, đầu gối,… kéo dài từ 3 tháng trở lên, hoặc tái phát từ 3 tháng trở lên được gọi là đau mãn tính. Người ta nói rằng hơn 20 triệu người ở Nhật Bản bị đau mãn tính, và một số người không thể làm việc hoặc sống tốt do căng thẳng của cơn đau.
Các yếu tố làm kéo dài cơn đau không chỉ bao gồm các yếu tố thể chất như chấn thương và bệnh tật, mà còn cả căng thẳng xã hội và tâm lý. Điều quan trọng là phải hiểu những gì liên quan đến cơn đau của bạn và sau đó điều trị nó.

"Đau đớn" có nghĩa là gì?

Định nghĩa về "nỗi đau" đã được sửa đổi lần đầu tiên sau 41 năm tại hiệp hội đau quốc tế, International Pain Society. Đau là “một trải nghiệm về cảm giác, cảm giác khó chịu đi kèm, và mô tế bào bị tổn thương bên ngoài hoặc tiềm ẩn”. Đau được cho là xảy ra khi có một chấn thương hoặc một căn bệnh rõ ràng gây ra nó. Tuy nhiên, vì não có liên quan sâu sắc đến cảm giác đau nên bạn có thể cảm nhận được cảm giác đau trong não ngay cả khi không có bệnh hoặc chấn thương gây ra. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức kéo dài. Loại đau này được gọi là “rối loạn cảm giác đau” .

Thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nỗi đau

Cơn đau dai dẳng có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn của cơn đau. Đây cũng là nguyên nhân gây ra cơn đau. Cơn đau trở nên căng thẳng và gây ra lo lắng, sợ hãi. Kết quả là, bạn có thể trở nên thu mình và mất ngủ, và do không cử động cơ thể, cơ bắp và sức mạnh thể chất của bạn sẽ yếu đi, và bạn có thể trở nên chán nản và trầm cảm. Sau đó cơn đau trở nên tồi tệ hơn, và bạn rơi vào một vòng luẩn quẩn khiến bạn cảm thấy đau hơn

Để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này, trước hết cần hiểu đúng về bệnh đau mãn tính và thoát khỏi tâm lý lo lắng, sợ hãi. Làm như vậy, bạn sẽ có thể cử động từng chút một, tình trạng của cơ thể và cơ bắp của bạn sẽ được cải thiện, và cơn đau sẽ dần biến mất.

Mục tiêu không chỉ biến nỗi đau thành con số "O" mà còn có thể kiểm soát được chúng

Trong Hướng dẫn Thực hành Lâm sàng về Đau mãn tính năm 2021, các phương pháp điều trị khác nhau để cải thiện chứng đau mãn tính đã được xem xét. Mục tiêu của các phương pháp điều trị như vậy là để kiểm soát cơn đau hơn là loại bỏ nó. Vì rất khó để hết đau hoàn toàn. Nếu bạn chỉ nhắm đến xóa bỏ nỗi đau, bạn sẽ chỉ còn lại sự thất vọng và sợ hãi khi nó không thành công. Điều quan trọng là phải đặt mục tiêu kiểm soát cơn đau và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày, thay vì tập trung quá nhiều vào chính cơn đau.

Bài tập thở bạn có thể làm ở nhà

Theo Yuki Haruyama (Bác sĩ vật lý trị liệu, Trung tâm Đau mãn tính, Bệnh viện Đa khoa Hoshi)

Một cách để giảm đau là thở chánh niệm. Điều này không có nghĩa là cơn đau sẽ biến mất, nhưng nhận thức được phương pháp thở sẽ dẫn đến việc tập trung vào “toàn bộ cơ thể” thay vì “cơn đau”, đây là bước đầu tiên để kiểm soát cơn đau.
Vấn đề là chỉ tập trung vào hơi thở của bạn và không nghĩ về cơn đau hay bất cứ điều gì khác.

[Cách thực hiện bài tập thở]

Tạo một môi trường yên tĩnh và hít thở sâu như bình thường.
Thời gian lúc đầu khoảng 1 đến 2 phút, lúc rảnh rỗi nên thử một chút cũng thấy hiệu quả.

1. Ngồi ở tư thế ổn định và thoải mái. Đặt tay và chân lên đùi để tránh nảy ngực
Cảm thấy lồng ngực và bụng của bạn chuyển động theo nhịp thở
2. Khi bạn hít vào, không khí tràn vào toàn bộ cơ thể, từ đầu ngón tay đến ngón chân
3. Khi bạn thở ra, không khí tràn đầy sẽ chảy ra ngoài

Huyền Thanh (Dịch theo NHK)

Tin liên quan

Ngày 31/8: Có 2.727 ca COVID-19 mới; gần 8.500 bệnh nhân khỏi

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 31/8 cho biết, có 2.727 ca COVID-19 mới, giảm...

Ngày cuối tháng 8, vẫn có 5 nơi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi mũi 1...

Hôm nay - ngày cuối tháng 8/2022, vẫn có 5 tỉnh, thành tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới...

Mắt mờ không nhìn rõ báo hiệu các triệu chứng đục thủy tinh thể cần biết sớm để điều trị

Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên gây giảm thị lực và mù lòa đứng đầu trên thế giới và...

TP.HCM tiêm vaccine Covid-19 xuyên lễ Quốc khánh 2/9

Người dân có thể đến bất cứ một trong 58 điểm tiêm cố định trong những ngày nghỉ lễ Quốc...

Hà Nội ghi nhận hơn 1.300 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ 2021

CDC Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2022 tới nay, Hà Nội ghi nhận 1.342 ca mắc sốt xuất...

Chảy máu thường xuyên ở 4 bộ phận này là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Thường xuyên chảy máu và lượng máu chảy ra nhiều có hại cho sức khỏe, đặc biệt là những trường...

Hen trẻ em và những điều cha mẹ cần biết: Nếu mắc thêm các bệnh này, hen ở trẻ trầm...

Có một số loại bệnh hay gặp ở trẻ em có liên quan mật thiết đến bệnh hen, khiến cho...

Tin mới nhất

'Đèn đỏ' có thể gây đau đầu, ảnh hưởng tâm trí và còn gì nữa?

2 giờ trước

Vì sao người ngủ ngáy luôn nói họ không ngáy?

2 giờ trước

Kiểu áo blouse 'bánh bèo' giúp bạn gái ghi điểm tuyệt đối vì xinh đẹp, thời thượng như tiểu thư

2 giờ trước

Cách bôi kem dưỡng mắt theo hình chữ S: Mẹo ít ai biết giúp chị em U40 trẻ ra chục...

2 giờ trước

Uống nước dừa thực sự giúp giảm cân?

2 giờ trước

Cách trị nóng gan nổi mụn: Bí kíp da đẹp, gan khỏe nhờ ăn uống thông minh, đúng cách

2 giờ trước

Tìm hiểu u xơ tử cung ác tính là gì và cách điều trị

2 giờ trước

AngelaBaby comeback trên địa hạt thời trang, tạo hình 'xấu lạ' khiến dân tình 'khóc thét'

14 giờ trước

Võ Hạ Trâm tiết lộ phản ứng của chồng và con gái khi biết tin mang bầu lần 2

14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình