Thành phần của bia gồm những gì?
Bia là loại đồ uống có cồn được sản xuất từ quá trình lên men đường ở nhiệt độ 9 – 12 độ C. Quá trình sản xuất bia sẽ có sự khác biệt theo vùng miền, khu vực, nhãn hiệu. Thành phần chủ yếu của bia là cồn. Ngoài ra, bia còn chứa rất nhiều chất phụ gia, chất bảo quản nhằm làm tăng hương vị cho bia, cụ thể như:
- Bột ngọt (mì chính) - Monosodium Glutamate: Thành phần này được sử dụng nhiều trong các món ăn.
- Lưu huỳnh đioxit: Có mặt trong hầu hết các sản phẩm bia, soda, giấm chua, rượu.
- Chất phụ gia caramel: Dùng để tạo màu cho thực phẩm.
- Siro bắp chứa lượng lớn đường fructose (HFCS): Là loại chất ngọt nhân tạo sử dụng bắp đã biến đổi gen với độ ngọt cao.
Trong bia còn chứa các chất tạo màu, bọt khí, các chất bảo quản chống vi khuẩn, hợp chất chống đông…
Bà bầu uống bia có được không?
Theo các chuyên gia, lượng calo trong bia không nhiều nhưng vẫn là nguyên nhân chính gây nên các bệnh tiểu đường, béo phì và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.
Bà bầu uống bia sẽ khiến cồn đi vào máu làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng bên trong, tác động đến quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài lượng cồn thẩm thấu, cơ thể bà bầu còn phải tiếp nhận nhiều hóa chất khác.
Một số nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra việc bà bầu uống bia có chứa lượng lớn cồn sẽ khiến thai nhi có nguy cơ cao bị khuyết tật và khiếm khuyết vận động. Mặt khác, phụ nữ sau sinh và đang cho con bú nếu uống bia cũng gây tổn hại đến các cơ quan còn non yếu ở trẻ sơ sinh.
Quan niệm bà bầu nên uống bia để tốt cho hệ tiêu hóa, giúp con sinh ra da dẻ hồng hào hoàn toàn sai lầm. Bên cạnh đó, thông tin mẹ đang cho con bú uống bia nhiều để lợi sữa cũng hoàn toàn không chính xác. Nghiên cứu cho thấy, một số thành phần trong lúa mạch – thành phần chính của bia đã làm tăng tiết hormone sản xuất sữa nhưng lại ức chế hormone khác hỗ trợ tiết sữa. Do đó, tương tự như rượu và các chất kích thích khác, bà bầu không nên uống bia nếu muốn có một thai kỳ khỏe mạnh.