Tập tục thắp nhang có ở mọi nơi
Thắp nhang là một tín ngưỡng lâu đời bởi đến ngày nay, con người vẫn chưa thể lý giải được các hiện tượng tự nhiên nên họ vẫn hy vọng có thể dựa vào sức mạnh của thần linh hoặc tổ tiên để xua đuổi đi những điều không may mắn và cầu mong những điều an lành, đặc biệt là vào những ngày lễ, Tết.
Thắp nhang như thế nào là đúng?
Khi thắp nhang trên bàn thờ, người thắp nhang nên có tâm thế khoan thai, bình thản, nhẹ nhàng và mang theo tấm lòng thành kính dâng nhang.
Thắp nhang trong gia đình ngày thường lẫn ngày Tết đều không cần nhiều, mỗi bát chỉ nên dùng 1 nén nhang, nếu là bát nhang mới, có thể dùng 3 nén. Khi châm nhang không nhất thiết phải châm cả bó khiến cho không khí trong nhà thêm ngột ngạt.
Nếu ở nhang còn có lửa đỏ thì cần nhẹ nhàng vẩy nhang đi, tuyệt đối không nên dùng miệng để thổi tắt nhang. Đây là điều ông bà ta đã răn dạy con cháu từ rất lâu đời.
Khi dâng nhang, ngoài việc thầm cầu nguyện trong lòng hoặc tụng niệm nho nhỏ, không nên nói chuyện với người nào đó trong suốt quá tình dâng nhang lên bàn thờ.
Sau khi việc cúng kiếng hoàn tất, xung quanh lư hương nếu có tàn nhang rơi vãi. Nên dùng khăn sạch để lau sạch sẽ và không được dùng miệng để thổi những đám tàn nhang đó bay đi.
Nếu trong quá trình cúng kiến nhang bị tắt, có thể nhấc chân nhang ra châm lại, dùng đồ đựng sạch sẽ để đốt, không nên tự ý vứt bỏ.
Có quan niệm cho rằng khi thắp nhang nên để nhang ở gần phía tim. Vì người ta cho như thế là “tâm hương”, mình dâng nhang bằng sự thành tâm thì sẽ được phù hộ an lành và thịnh vượng cho một năm mới.
Nên sử dụng những loại nhang có nguồn gốc từ thiên nhiên. Nếu nhang được làm từ hóa học sẽ có nguy cơ tổn hại đến sức khỏe.
Bà bầu có nên thắp nhang ngày lễ, Tết không?
Thắp nhang trên bàn thờ tổ tiên là tín ngưỡng lâu đời. Phụ nữ đang mang thai vẫn có thể thắp nhang trên bàn thờ ông bà vào các ngày lễ, Tết. Nghi thức này chính là tấm lòng thành của con cháu cảm tạ ông bà. Vì vậy chị em trong giai đoạn bầu bí vẫn được thắp nhang theo phong tục.
Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý ở đây là phụ nữ mang thai cần chú ý chọn những bó nhang có mùi không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Thực tế hiện nay, một số loại nhang được tẩm hương liệu, hóa chất khi đốt dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Đặc biệt khi thắp nhang bà bầu cần lưu ý:
Nên mở cửa chính, cửa sổ để khói nhang thông thoáng và bay ra ngoài.
Không nên thắp quá nhiều nén nhang, mỗi lần thắp nhang bà bầu chỉ nên thắp 1 nén.
Bà bầu thắp nhang nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nên chọn các loại nhang có nguồn gốc từ tự nhiên (cây trầm, mùn cưa…) để tránh gây độc hại.
Đặc biệt mẹ bầu khi thắp nhang ngày Tết cần cẩn trọng trong việc trèo lên tầng hoặc ghế cao, tránh nguy cơ trơn trượt, té ngã.
Ảnh hưởng của khói nhang đến sức khỏe của thai phụ
Mẹ bầu hít phải khói nhang có thể ảnh hưởng đến hô hấp, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, tổn thương tế bào vì một số loại nhang có khói còn độc gấp nhiều lần hơn so với khói thuốc.
Trong khói nhang chứa butadiene và benzene. Đây là 2 thành phần gây ung thư mạch bạch huyết và ung thư máu. Ngoài ra, benzen trong khói nhang cũng gây ra chứng tổn thương mắt, da và hệ thần kinh. Mẹ bầu hít phải khói nhang quá dày đặc, trong thời gian dài còn khiến thận bị ảnh hưởng do sự tích tụ tồn dư hóa chất.
Thêm vào đó, cơ thể mẹ khi mang thai vô cùng nhạy cảm, những người có cơ địa yếu hít phải khói nhang có thể còn bị chóng mặt, buồn nôn và nguy cơ cao mắc chứng viêm thanh quản. Những mẹ bầu có sức khỏe tốt hơn, sau vài lần hít phải khói nhang cũng có thể mắc phải hội chứng này.
Bà bầu vẫn có thể thắp nhang trong các ngày lễ, Tết bình thường. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, bạn nên hạn chế tiếp xúc với loại khói nhang càng nhiều càng tốt.