Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu sức khỏe thế nào cần phải làm xét nghiệm Triple test?

Không phải bà bầu nào cũng cần phải làm xét nghiệm Triple test, khi xét nghiệm Double test có kết quả nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, mẹ bầu tiến hành làm xét nghiệm Triple test.

Triple test giúp khẳng định lại kết quả của phương pháp Double test

Triple test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Xét nghiệm này nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.

Triple test là xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. (Ảnh minh họa)

Vậy thai phụ nào cần làm xét nghiệm Triple test? Đó là khi làm xét nghiệm Double test cho kết quả có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Khi đó các bác sĩ yêu cầu mẹ bầu làm thêm xét nghiệm Triple test giúp khẳng định lại kết quả của phương pháp Double Test.

Triple test còn được gọi là bộ 3 xét nghiệm, bởi vì chúng cho biết 3 chỉ số: hCG (một loại hormone được sản xuất trong nhau thai), AFP (alpha-fetoprotein là protein được sản xuất bởi bào thai) và estriol (là một estrogen (một dạng hormone) được sản xuất bởi cả bào thai và nhau thai)

Cách tiến hành xét nghiệm Triple test

Xét nghiệm thường được thực hiện trong tuần thứ 15-20 của thai kỳ, bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ. Do đó, nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm có thể được trả lại cho thai phụ vài ngày sau đó.

Ngoài kết quả xét nghiệm với máu, các nguy cơ dị tật bào thai còn được định lượng trên các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, chứng tiểu đường hoặc những bất thường về gene của người mẹ…

Các chất hóa sinh (alpha fetoprotein), β-hCG (beta-human chorionic gonadotropin) và estriol không liên hợp uE3 (unconjugated estriol) còn gọi là estriol tự do (free estriol) trong máu thai phụ được sản xuất một cách bình thường và xuất hiện trong máu mẹ trong quá trình phát triển của thai và nhau thai.

Nếu thai có sự lệch bôi lẻ nhiễm sắc thể (aneuploidies), nồng độ của các thông số này sẽ thay đổi trong máu mẹ và việc định lượng chúng trong máu mẹ cùng với kết quả siêu âm,… có thể giúp đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai. Triple test là xét nghiệm giúp khẳng định lại kết quả của phương pháp Double test.

Cách đọc kết quả Triple test

Triple test được đánh giá dựa trên hàm lượng cao hoặc thấp của AFP, hCG và estriol:

Hàm lượng AFP cao cho biết thai nhi có nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh hoặc thiếu một phần não.

Hàm lượng AFP thấp, những bất thường về lượng hCG và estriol cho biết khả năng bào thai có thể mắc phải hội chứng Down (3 nhiễm sắc thể thứ 21) hoặc hội chứng Edward (3 nhiễm sắc thể thứ 18) và các bất thường về di truyền khác.

Ngoài ra, Triple test có thể nhận diện được song thai hoặc đa thai.

Những lưu ý về xét nghiệm Triple test

Sau khi làm Triple test, nếu kết quả dương tính với dị tật bẩm sinh, thai phụ thường được tư vấn làm thủ thuật chọc dò ối để xét nghiệm kết quả chính xác.

Nếu kết quả siêu âm và Triple “vênh” nhau (kết quả siêu âm thai là bình thường trong khi kết quả Triple test là bất thường), thai phụ nên trao đổi kỹ với bác sĩ để được tiến hành chọc dò ối.

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm Triple test đôi khi chỉ mang tính tương đối. Bằng chứng là rất nhiều trường hợp thai nhi dương tính với dị tật nhưng sinh ra lại hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh. Cũng có khi thai phụ xét nghiệm ở nhiều nơi lại cho kết quả khác nhau, thậm chí xét nghiệm cùng một nơi ở hai thời điểm cũng cho ra kết quả khác nhau.

Vì thế, khi có kết quả xét nghiệm Triple test, bạn đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng tới thai nhi. Hãy nghĩ đến thủ thuật chọc dò màng ối để có kết quả chính xác hơn. Tuy vậy, nhiều người tỏ ra lo ngại bởi thủ thuật này có thể gây ra những biến cố không mong muốn.

Theo Phong Linh/Người Đưa Tin

Tin liên quan

Bà bầu ăn xúc xích trong thai kỳ có được không?

Xúc xích là một trong những sản phẩm thức ăn nhanh phổ biến hiện nay. Vậy bà bầu ăn xúc...

Tất tần tật thông tin về xét nghiệm Double test mẹ bầu cần biết

Double test - một trong những xét nghiệm phổ biến ở quý I thai kỳ không còn xa lạ với...

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Khi bà bầu bị tiêu chảy, ngoài cảm giác khó chịu mà chị em gặp phải còn kèm theo không...

10 cách an toàn giúp bà bầu xóa tan nỗi lo nghẹt mũi, không cần dùng đến thuốc

Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Bài viết sẽ giúp bà bầu giải đáp thắc mắc...

Bà bầu tắm rửa như thế nào để không gây hại đến em bé?

Tắm rửa khi mang bầu tưởng chừng như việc rất đơn giản, sẽ không cần phải chú ý gì dù...

Độ tuổi nào tốt nhất để mang thai?

Lập gia đình và sinh con được xem là những cột mốc quan trọng hàng đầu trong cuộc sống của...

Bà bầu mấy tháng nên tiêm phòng uốn ván?

Bà bầu tiêm phòng uốn ván là việc làm bắt buộc đã được Bộ Y Tế quy định. Vậy bà...

Tin mới nhất

Chồng ngoại tình, vợ dậy từ sớm chuẩn bị bữa sáng rồi kéo vali rời khỏi nhà nhưng lại khiến...

1 giờ trước

Đồng ý nhận 1 tỷ của mẹ bạn trai để chia tay người yêu, ai ngờ ngay hôm sau cô...

1 giờ trước

Bạn gái cầm theo 500 triệu bỏ trốn biệt tích, 3 năm sau gặp lại mới hiểu lý do khiến...

1 giờ trước

Thấy bạn trai phóng xe sang làm nước bẩn té khắp người bán hàng bên vỉa hè, cô gái đã...

4 giờ trước

Chồng đưa bồ về giả làm giúp việc cho tiện ngoại tình nào ngờ vợ phát hiện rồi dựng lên...

4 giờ trước

Chê vợ ở nhà ăn bám nhưng 2 tháng đi làm xa về thì choáng váng khi thấy em vừa...

5 giờ trước

Cô dâu ngã sấp mặt trước đông đảo khách khứa, nhưng phản ứng của chú rể mới khiến mọi người...

5 giờ trước

Bất ngờ bị cô gái lạ tát tới tấp trên phố, tôi chưa kịp hiểu chuyện gì thì bàng hoàng...

5 giờ trước

Sau ngày chồng mất, thủ tiết 10 năm chăm sóc bố mẹ chồng, nào ngờ ông bà tặng ‘món quà...

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình