Phụ Nữ Sức Khỏe

10 cách an toàn giúp bà bầu xóa tan nỗi lo nghẹt mũi, không cần dùng đến thuốc

Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Bài viết sẽ giúp bà bầu giải đáp thắc mắc phải làm sao khi bị nghẹt mũi.

Có khoảng 30% bà bầu gặp phải triệu chứng nghẹt mũi trong thai kỳ. Tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé nhưng khiến chị em cảm thấy khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Bà bầu bị nghẹt mũi khiến cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, giảm chất lượng cuộc sống - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu mắc chứng viêm mũi chủ yếu do hiện tượng thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Trong giai đoạn này, hormonoe estrogen gia tăng khiến vùng niêm mạc mũi bị sưng viêm sinh ra lượng lớn chất nhầy. Quá trình lưu thông máu cũng khiến các mao mạch mũi bị sưng phồng cũng là nguyên nhân gây nghẹt mũi.

Bà bầu bị ngạt mũi không nên dùng thuốc, thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số giáp pháp an toàn cho thai kỳ ngay tại nhà.

Bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao?

1. Hít hơi nước

Cách nhanh nhất để cải thiện tình trạng nghẹt mũi là hít hơi nước. Bà bầu hãy lấy một ít nước nóng cho vào bát. Tiếp đến, trùm khăn lên đầu và từ từ hít thở sâu trong khoảng từ 3 – 5 phút.

2. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ cũng giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở bà bầu. Hoạt động này làm tăng độ ẩm trong phòng và giúp bạn hết nghẹt mũi. Bà bầu lưu ý nên vệ sinh máy tạo độ ẩm thường xuyên và thay nước để vi khuẩn không phát triển.

3. Vệ sinh mũi bằng nước muối

Dùng nước muối sinh lý xịt vào hai bên mũi sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Nhỏ dung dịch nước muối sinh lý vào hai bên mũi hoặc cho vào bình xịt và xịt theo hướng thẳng đứng vào trong khoang mũi sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi hiệu quả ở bà bầu.

4. Ngửi hỗn hợp muối, baking soda

Bà bầu bị nghẹt mũi có thể lấy một ít nước sạch, thêm một muỗng cà phê muối và baking soda trộn đều. Tiếp đến, đổ một ít vào lòng bàn tay rồi ngửi liên tục đến khi bạn cảm thấy nhẹ nhõm. Lặp lại 2 - 3 lần mỗi ngày đến khi triệu chứng nghẹt mũi thuyên giảm. 

5. Xì một bên mũi

Giữ một lỗ mũi bằng ngón tay cái và nhẹ nhàng xì bằng mũi bên kia. Không khí thoát qua lỗ mũi sẽ làm thông thoáng lối đi. Lặp lại tương tự với bên mũi còn lại để giảm cảm giác nghẹt mũi. 

6. Kê cao đầu khi ngủ

Khi bị nghẹt mũi, bà bầu nên kê cao gối để đầu ở vị trí cao hơn khi ngủ. Hoạt động này sẽ giảm nguy cơ nghẹt mũi và chứng ợ nóng trong thai kỳ. 

7. Tập thể dục

Các động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ nhanh sẽ làm giảm nguy cơ nghẹt mũi ở bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu nên lựa chọn những khu vực không khí trong lành để tình trạng nghẹt mũi không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

8. Uống nhiều nước, bổ sung vitamin C

Bổ sung vitamin C sẽ giúp bà bầu tăng sức đề kháng, cấp nước, cải thiện chứng nghẹt mũi -Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu bị nghẹt mũi đừng quên uống nhiều nước để đảm bảo cân bằng điện giải. Cắt giảm lượng lượng caffeine và đồ uống chứa caffein sẽ tránh nguy cơ mất nước cho bà bầu. Ngoài ra, bà bầu bị nghẹt mũi nên tăng cường vitamin C trong chế độ ăn uống. Các loại quả kiwi, cà chua, cam và ớt chuông... đều chứa lượng lớn vitamin C. 

9. Bấm huyệt

Để thoát khỏi tình trạng nghẹ mũi, bà bầu hãy dùng ngón tay cái nhấn các điểm tại khu vực sống mũi và hốc mắt trong khoảng năm phút. Bà bầu sẽ cảm thấy dễ thở hơn sau khi thực hiện động tác này. 

10. Uống trà gừng

Gừng chứa các dưỡng chất chống viêm. Bà bầu bị nghẹt mũi hãy bắt đầu ngày mới với một tách trà gừng nóng bằng cách pha gừng tươi nghiền nhỏ và một ít mật ong. Đồ uống này có tác dụng làm sạch đường mũi cực kỳ hiệu quả. 

Trà gừng ấm nóng sẽ giúp bà bầu nhanh chóng thoát khỏi chứng nghẹt mũi - Ảnh minh họa: Internet

Nếu áp dụng những cách trị nghẹt mũi trên không hiệu quả, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp đẩy lui hiện tượng khó chịu này trong thai kỳ. 

Hồng Ngân

Tin liên quan

Những mũi tiêm phải nhớ trước khi mang thai để mẹ khỏe, con khỏe

Để giảm thiểu rủi ro cho mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ, chị em phụ nữ nên tiêm...

Một số kinh nghiệm dân gian giúp 'quét sạch' cơn sổ mũi cho mẹ bầu

Sổ mũi là căn bệnh thường gặp và gây nhiều phiền toái cho phụ nữ mang thai. Theo đó, một...

Bà bầu tắm rửa như thế nào để không gây hại đến em bé?

Tắm rửa khi mang bầu tưởng chừng như việc rất đơn giản, sẽ không cần phải chú ý gì dù...

Độ tuổi nào tốt nhất để mang thai?

Lập gia đình và sinh con được xem là những cột mốc quan trọng hàng đầu trong cuộc sống của...

Bà bầu mấy tháng nên tiêm phòng uốn ván?

Bà bầu tiêm phòng uốn ván là việc làm bắt buộc đã được Bộ Y Tế quy định. Vậy bà...

Những loại trái cây ít đường cực kỳ tốt cho bà bầu

Trong quá trình mang thai, bà bầu rất dễ bị tiểu đường thai kỳ. Do đó, bà bầu nên ăn...

Bà bầu dùng loại nước hoa này chắc chắn không gây hại cho thai nhi

Trong nước hoa chứa thành phần tạo hương và các loại tinh dầu gây ảnh hưởng đến thai nhi. Điều...

Tin mới nhất

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

18 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

18 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 8 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 8 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 9 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

2 ngày 18 giờ trước

MisThy đính chính

19/11/2024 11:09

Nguyên nhân Huỳnh Hiểu Minh và Angelababy ly hôn

19/11/2024 11:06

Phim Việt gây tranh luận vì nhân vật tính tiền sai

18/11/2024 09:31

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình