Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa
Khác với ba tháng đầu thai kỳ, bước qua giai đoạn 3 tháng giữa mẹ bầu đã không bị các cơn ốm nghén, buồn nôn hành hạ mà cơ thể đã dần quen dần với sự có mặt của thai nhi. Đây là giai đoạn thai nhi có những bước phát triển ngoạn mục và giai đoạn bé hoàn thiện nhanh nhất.
Điều này đồng nghĩa với việc chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ đa dạng và cần nhiều năng lượng, dưỡng chất để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
Mang thai ba tháng giữa, trung bình mỗi tháng mẹ có thể tăng từ 2 – 2,5 kg. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên tăng cân quá nhanh trong giai đoạn này, tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên áp dụng chế độ ăn kiêng vì có thể dẫn tới thiếu chất, thai nhi bị suy dinh dưỡng.
Nếu thắc mắc bà bầu nên ăn gì trong ba tháng giữa thai kỳ thì chị em không nên bỏ qua những dưỡng chất sau:
Canxi: Nhu cầu canxi trong 3 tháng giữa rất quan trọng cho sự phát triển hệ xương của thai nhi. Nhu cầu canxi trong suốt thai kỳ là từ 800 mg - 1000 mg mỗi ngày. Việc cung cấp đủ canxi sẽ hạn chế tình trạng thai nhi rút canxi từ mẹ và trẻ sinh ra bị còi xương.
DHA: DHA đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, DHA giúp các tế bào thần kinh truyền tin nhanh và chính xác hơn.
Kẽm và sắt: Đây là hai khoáng chất cần bổ sung xuyên suốt trong giai đoạn mang thai. Sắt giúp mẹ bầu hạn chế thiếu máu khi mang thai, còn kẽm sẽ hạn chế các dị tật thai nhi, sinh non, sảy thai…Mẹ bầu có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nếu như muốn bổ sung hai dưỡng chất này bằng thuốc uống.
Vitamin D: Nhờ có vitamin D, cơ thể có thể dễ dàng hấp thu và duy trì mức độ canxi, phốt pho, giúp phát triển răng và xương cho thai nhi. Thiếu vitamin D là nguyên nhân dẫn đến dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ.
Vitamin A: Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cả tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi, vitamin A còn giúp hạn chế nguy cơ bị hen suyễn của các bé sau khi sinh.
Vitamin C: Bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ tăng cường sức đề kháng cho mẹ chống lại bệnh tật, virus gây bệnh và góp phần vào sự phát triển của bào thai, loại bỏ những khuyết điểm vẻ đẹp ở mẹ và bé.
Axit folic: Mẹ bầu tiếp tục bổ sung axit folic trong tam cá nguyệt thứ hai để hạn chế các dị tật thai nhi.
Chế độ ăn cho bà bầu ba tháng giữa theo nguyên tắc:
- Bắt đầu ngày mới bằng bữa sáng đa dạng dưỡng chất. Bữa trưa, bữa tối và các bữa phụ trong ngày ưu tiên trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo.
- Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, rượu bia cũng như các món tráng miệng nhiều đường.
- Mỗi ngày uống đủ từ 2 – 3 lít nước để bổ sung nước cho cơ thể và đủ nước ối cho thai nhi phát triển.
Thực phẩm tốt cho bà bầu ba tháng giữa nên biết
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc bà bầu nên ăn gì trong ba tháng giữa thì hãy cùng tham khảo danh sách các loại thực phẩm bà bầu cần bổ sung trong giai đoạn này.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Bà bầu ba tháng giữa nên uống sữa gì? Đối với canxi, mẹ bầu cần 1000-1200mg cho thai kỳ. Sữa là lựa chọn chính xác vì là nguồn thực phẩm dồi dào canxi.
Mẹ bầu có thể lựa chọn sữa công thức dành riêng cho phụ nữ mang thai, sữa tươi, sữa đậu nành…
Ngoài ra, các sản phẩm được chế biến từ sữa như phô mai, sữa chua, váng sữa… chứa vitamin D và những lợi khuẩn khác giúp cho mẹ bầu hoạt động tốt nhất, cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và bé.
Các loại hạt
Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ… đều là những thực phẩm chứa hàm lượng lớn omega – 3 có khả năng hỗ trợ sự hình thành và phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, nó cũng là những loại thực phẩm mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào ở thời điểm giữa thai kỳ.
Cá
Cá là lựa chọn thông minh cho mẹ bầu muốn bé phát triển toàn diện. Các loại hải sản, đặc biệt là cá đều giàu omega – 3, vitamin b, I- ốt, salem và vitamin D rất tốt cho sự phát triển não bộ thai nhi và trẻ bú mẹ.
Món ngon cho bà bầu ba tháng giữa được chế biến từ cá như: cháo cá chép nấu đậu xanh, cá hồi sốt bơ chanh, cá diếc kho nghệ, canh chua cá hồi…
Các loại rau quả
Bà bầu ba tháng giữa nên ăn gì? Tất nhiên là rau củ quả không thể thiếu trong khẩu phần ăn cho ba bầu ba tháng giữa. Đây chính là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ bầu, đồng thời giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu diễn ra được tốt hơn.
Ăn gì để vào con ba tháng giữa chứ không vào mẹ không thể nào thiếu rau xanh. Các loại rau củ mang lại nhiều công dụng cho bà bầu như: rau cải xôi, rau bina, rau mồng tơi, đậu bắp, khoai lang, bí đỏ,… các mẹ bầu nên ăn rau hằng ngày và ăn luân phiên thay đổi món.
Trái cây
3 tháng giữa thai kỳ nên ăn trái cây gì cũng là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Trái cây là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ… ăn nhiều trái cây còn giúp chị em hạn chế tình trạng táo bón, tăng cân quá mức trong khi mang thai.
Bơ: Không chỉ được biết đến là một loại trái cây giảm nghén hiệu quả, trái bơ còn là một thực phẩm cực tốt cho sự phát triển của bé yêu. Bơ chứa một lượng lớn omega-3, vitamin K, folate, vitamin C, kali và vitamin B6.
Chuối: Lượng kali dồi dào có trong chuối sẽ giúp thai nhi loại trừ khả năng nứt đốt sống hay các biến dạng khác.
Quả sung: Sung có nhiều thành phần có thể đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ mang thai cũng như bổ sung các dinh dưỡng thích hợp cho bé, đặc biệt quả sung có khả năng kiểm soát huyết áp và cholesterol trong máu rất hiệu quả.
Cam, bưởi, quýt: Những loại trái cây họ cam đều rất dồi dào vitamin C, B, caroten, canxi, sắt… và các dưỡng chất có lợi giúp mẹ bầu tăng cường khả năng miễn dịch.
Trứng gà
Là một trong số ít những nguồn cung cấp vitamin D từ thực phẩm tự nhiên, lòng đỏ trứng gà còn chứa cholin, một trong những chất quan trọng đối với sự phát triển trí não trẻ.
Ngoài việc chú ý bổ sung các thực phẩm có lợi, phụ nữ mang thai ba tháng giữa cũng cần chú ý tránh xa các loại thực phẩm không tốt cho mẹ và bé như các gia vị cay nóng (ớt, tiêu,…), các loại đồ uống có chứa chất kích thích, nước ngọt có gas, các thực phẩm tái, sống chưa được chế biến kỹ lưỡng…
Bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích bà bầu nên ăn gì trong ba tháng giữa cho tất cả mọi người. Chị em cần kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý với chế độ nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, tránh căng thẳng, mệt mỏi thì mới có thể một thai kỳ khoẻ mạnh được.