Nội dung bài viết
Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm?
Mang thai là thời điểm mà cơ thể mẹ bắt đầu có những thay đổi. Một trong những thay đổi có thể dễ dàng nhận biết nhất là kích thước vòng bụng. Qua mỗi ngày, thai nhi càng lớn, bụng mẹ theo đó cũng lớn dần, điều này gây áp lực rất lớn đến vùng xương chậu và cột sống của mẹ.
Nếu mẹ bầu có những tư thế ngồi không đúng cách như: ngồi xổm trong thời gian dài, ngồi vắt chéo chân hoặc ngồi tựa dài lên ghế,... sẽ khiến mạch máu bị ùn tắc, suy giảm tĩnh mạch, nặng hơn là phù nề.
Đặc biệt, nếu duy trì tư thế ngồi xổm sai cách trong thời gian nhiều giờ liền sẽ khiến một vài bộ phận khác trên cơ thể mẹ bầu căng ra, gây đau nhức, khó chịu. Trong một vài trường hợp còn khiến mẹ mất trọng tâm, ngã nhào về phía trước hoặc bật ra phía sau theo quán tính.
Ngoài ra, vấn đề tại sao bà bầu không nên ngồi xổm còn có thể giải thích ở khía cạnh bàng quang. Tư thế ngồi xổm sai cách sẽ gây áp lực khiến bàng quang bị đau buốt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi.
Vì sao bà bầu không nên ngồi xổm khi đi vệ sinh?
Việc ngồi xổm khi đi vệ sinh cũng là một khuyến cáo mà các bà bầu đang trong giai đoạn cuối thai kỳ nên quan tâm. Với những bồn vệ sinh dạng bệt, ngồi xổm sẽ khiến mẹ chịu áp lực lớn, đặc biệt nếu ngồi trong thời gian dài sẽ khiến máu lưu thông kém, dễ ngã vô cùng.
Tuy nhiên, với những bồn vệ sinh dạng dạng bệ xổm, việc ngồi xổm sẽ giúp phần trực tràng và ống hậu môn của bà bầu không bị bít tắc. Từ đó hạn chế chứng táo bón và bệnh trĩ ở bà bầu.
Mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?
Trong 3 tháng đầu mang thai, mặc dù trọng lượng cơ thể chưa có nhiều thay đổi và bụng cũng không quá to nhưng nếu mẹ có thói quen ngồi xổm, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Tư thế ngồi xổm không đúng cách sẽ khiến bàng quang và phần bụng của mẹ bị áp lực, tạo ra những cơn đau dữ dội. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên việc ngồi xổm đúng cách sẽ mang lại vô vàn lợi ích cho bà bầu, đặc biệt là những phụ nữ đang mang thai sắp đến ngày sinh nở. Đây được xem là bài tập hữu hiệu giúp xương chậu nở ra, tạo sức ép đến tử cung giúp em bé nhanh được đẩy ra ngoài.
Tại sao bà bầu không được ngồi vắt chéo chân?
Ngồi vắt chéo chân là thói quen của nhiều bà bầu làm việc trong môi trường văn phòng, công sở. Đây là thói quen không tốt đối với phụ nữ đang mang thai. Dáng ngồi vắt chéo chân khiến máu dồn về chân, làm tình trạng sưng phù càng nặng hơn. Đồng thời chúng cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, các tư thế ngồi như: nửa nằm nửa ngồi, ngồi không tựa lưng, ngồi gập người về phía trước, ngồi khoanh chân, ngồi buông thõng vai, ngồi nửa mông,... cũng được khuyến cáo không có lợi cho bà bầu.
Các tư thế ngồi đúng cho bà bầu
Lý do tại sao bà bầu không được ngồi xổm đã được bài viết chỉ ra khá cụ thể. Quá trình ngồi xổm không đúng cách nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Do đó, việc thực hiện các tư thế ngồi đúng cách là vô cùng quan trọng với bà bầu.
Khi thực hiện tư thế ngồi, bà bầu cần giữ thẳng lưng và vai hơi đẩy ra sau. Lưu ý, không chúi người lên phía trước, tư thế này sẽ tạo áp lực lên thai nhi, rất nguy hiểm. Đồng thời cũng không được chùng lưng sẽ khiến cột sống bị áp lực.
Mẹ bầu nên ngồi sâu vào trong ghế, sao cho mông và lưng chạm vào lưng ghế. Bạn có thể chọn 1 chiếc gối vừa tầm đặt ra sau lưng để không bị mỏi. Khi bụng bắt đầu quá lớn, nên dùng một tay đỡ bụng, một tay giữ vào thanh ghế trước khi ngồi. Điều này đảm bảo ghế không bị chạy khỏi vị trí ban đầu.
Luôn đặt hai chân song song, tạo một góc 90 độ với đầu gối để đảm bảo trọng lượng được phân bố đều hai bên hông. Không gác hai chân lên ghế hoặc ngồi chéo chân, hãy đảm bảo bàn chân luôn chạm đất và có sự thoải mái nhất định.
Ưu tiên chọn loại ghế cao khoảng 40 cm để bà bầu có chỗ ngồi thoải mái và đảm bảo an toàn.
Khi chuyển tư thế ngồi, nên xoay cả người một cách vừa phải, tuyệt đối không đột ngột vặn eo.
Khi đến nơi công cộng cùng gia đình hoặc bạn bè, mẹ bầu nên chủ động chọn những chỗ ngồi có điểm tựa để giữ cho lưng luôn thẳng. Tránh ngồi ghế đẩu hoặc ghế có lưng tựa thấp.
Thỉnh thoảng đứng dậy vận động nhẹ, không nên ngồi một chỗ quá lâu, điều này sẽ khiến máu khó lưu thông, làm nặng hơn tình trạng sưng phù chân.
Bên cạnh đó, việc mẹ thực hiện các bài tập ngồi xổm nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Trong thời gian tập, luôn chú ý đến nhịp thở để đảm bảo lượng oxy đầy đủ cho con. Đồng thời việc giữ đúng tư thế còn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm khi về già.
Bổ sung một vài tư thế sinh hoạt bà bầu nên tránh
Tư thế lên xuống cầu thang: Khi lên xuống cầu thang, bà bầu phải chú ý các bậc thang dưới chân, đi thật chậm rãi và chắc chắn. Nên đặt cả bàn chân, tránh đi bằng mũi dễ gây té ngã. Đặc biệt, mẹ bầu nên duy trì tư thế thẳng lưng khi đi, không quá khom lưng hoặc ưỡn ngực, bụng.
Tư thế nhặt đồ: Đầu tiên, mẹ khuỵu gối xuống trước, hạ eo, ngồi thật chắc chắn rồi mới nhặt đồ. Khi đứng lên cũng thật nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Tư thế nằm khi mang thai: Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ có thể nằm ngửa nhưng nên dùng gối chêm dưới chân. Đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng, tuyệt đối không nằm ngửa. Vì tư thế nằm này khiến động mạch chủ sau tử cung bị chèn ép, máu và dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho thai nhi.
Mang thai là giai đoạn mà bà bầu phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý cũng như cách sinh hoạt hằng ngày, một trong số đó có thể kể đến tư thế ngồi xổm. Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm và tư thế ngồi đúng cách là như thế nào đã được bài viết lý giải cụ thể ở trên, mỗi người cần chủ động tìm hiểu để đảm bảo an toàn và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.