Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu đau bụng dưới bên trái, tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này

Bà bầu đau bụng dưới bên trái thường là hiện tượng bình thường trong thời kỳ mang thai, nhưng nếu các mẹ kèm theo nhiều triệu chứng khác như chảy máu cũng như đau dai dẳng không khỏi thì nó có thể là dấu hiệu tình trạng bệnh nguy hiểm mà các mẹ bầu đang mắc phải.

Bà bầu đau bụng dưới bên trái là hiện tượng nhiều mẹ gặp phải trong quá trình mang thai. Các cơn đau có thể là đau nhói và lâm râm khiến nhiều mẹ lần đầu gặp phải tình trạng này, nhất là các mẹ mang thai lần đầu sẽ thấy lo lắng. Vậy bà bầu đau bụng dưới bên trái khi mang thai liệu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé. 

Bà bầu đau bụng dưới bên trái có nguy hiểm không?

Phần bụng dưới bên trái là khu vực bao gồm đại tràng và trực tràng, vốn là phần cuối ruột già nên thông thường khi đau bụng dưới bên trái người ta thường nghĩ đến các vấn đề về tiêu hóa hoặc đau dạ dày. Nhưng với các mẹ bầu bị đau nhói bên trái phần bụng dưới thế này thì sẽ do nhiều nguyên nhân tác động hơn. 

Bà bầu đau bụng dưới bên trái do giãn nở tử cung và dây chằng

Khi mang thai, cơ thể các chị em sẽ có rất nhiều thay đổi về hóc môn và giãn nở về tử cung, dây chằng quanh bụng. Tử cung nơi trứng được thụ tinh và em bé phát triển dần dần trong 9 tháng, có thể trong 3 tháng đầu, mẹ không cảm thấy nhiều vì thai nhi còn bé, nhưng theo thời gian thì tử cung sẽ giãn nở để tăng kích thước, nhất là vào kỳ tam cá nguyệt thứ 2.

Tử cung và dây chằng giãn nở khiến bà bầu đau bụng dưới bên trái
Tử cung và dây chằng giãn nở khiến bà bầu đau bụng dưới bên trái. Ảnh: Internet

Tử cung giãn nở rộng, trọng lượng thai nhi cũng dần tăng, nó sẽ đè lên một phần ruột khiến mẹ sẽ cảm thấy nhói đau, căng tức bụng dưới bên trái. Ngoài ra theo đó dây chằng cũng được kéo dài theo thời gian, bao quanh bụng mẹ và thai nhi, nếu mẹ cảm thấy đau bụng dưới bên trái, có thể do tử cung mẹ đang bị lệch, khiến dây chằng trái phải căng khiến bà bầu bị đau. Lúc này các mẹ nên từ từ đổi vị trí tìm vị trí thích hợp để giảm bớt cơn đau. Các mẹ cũng nên tham khảo các bài tập thể dục dành cho bà bầu để giảm tình trạng đau dưới bên trái do giãn dây chằng này. 

Khó tiêu khiến bà bầu bị nhói đau bụng dưới bên trái 

Nhiều mẹ thức giấc trong đêm vì bị đau bụng dưới bên trái mà không hiểu vì sao, các mẹ đừng quá lo lắng, tất cả đều là do sự thay đổi nội tiết và hóc môn của cơ thể trong quá trình mang thai khiến cho việc tiêu hóa của cơ thể mẹ bị chậm lại hơn nhiều lần, thức ăn trở thành khó tiêu hơn khiến cho tình trạng táo bón và đầy hơi thường xuyên xảy ra, làm bà bầu bị đau bụng dưới bên trái bất ngờ. 

Giải pháp cho vấn đề này là các mẹ phải uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu chất xơ, chăm tập thể dục là những biện pháp hiệu quả nhất. 

U nang buồng trứng khiến bà bầu bị đau bụng dưới bên trái 

Nguyên nhân u nang buồng trứng cũng có thể khiến mẹ bầu đau nhói bụng dưới bên trái
Nguyên nhân u nang buồng trứng cũng có thể khiến mẹ bầu đau nhói bụng dưới bên trái. Ảnh: Internet

Lúc các mẹ thụ thai thì phần còn lại của nang buồng trứng sẽ chuyển sang một cấu trúc mới, thường được gọi là luteum thể vàng, nó có tác dụng hỗ trợ, sản xuất các hóc môn cần thiết trong những tháng đầu của thời kỳ mang thai, rồi nó sẽ thu nhỏ và tiêu biến sau kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Nhưng có những thay đổi, tác động bất ngờ khiến cho luteum thể vàng này không biến mất mà lại tạo thành 1 u nang lành tính, chứa đầy dịch lỏng bên trong khiến cho các bầu bị đau nhói bụng dưới bên trái. Nhưng các mẹ cũng không cần quá lo lắng, u nang này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị hay dùng thuốc, chỉ cần chú ý siêu âm theo dõi thường xuyên là được. 

Thai ngoài tử cung cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng dưới bên trái 

Trường hợp thai ngoài tử cung, làm tổ ở ống dẫn trứng bên trái cũng sẽ khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới bên trái dữ dội, nhất là khi thai lớn dần lên, có thể làm vỡ ống dẫn trứng gây nguy hiểm rất lớn cho người mẹ. Nên các mẹ trong thời gian bầu bí ban đầu nên theo dõi và siêu âm thường xuyên nhé. 

Mẹ bầu đau bụng dưới bên trái có thể là do nhiễm trùng đường tiểu (UTI) 

Có đến 10% mẹ bầu bị nhiễm trùng đường niệu (UTI) vào một thời điểm nào đó trong suốt thời kỳ mang thai. Các triệu chứng điển hình bao gồm mót đi tiểu, đi tiểu bị đau, đi tiểu nhiều máu - nhưng một số bệnh nhân cũng bị đau bụng, gây ra tình trạng đau bụng dưới bên trái ở bà bầu khi mang thai. Đó là một trong những lý do tại sao bác sĩ khám nghiệm nước tiểu mỗi lần khám, để kiểm tra các dấu hiệu của vi khuẩn có thể dẫn đến UTI trong cơ thể mẹ bầu hay không. Tin tốt lành là nếu UTI được phát hiện sớm thì có thể điều trị bằng kháng sinh an toàn.

Khi bị đau bụng dưới bên trái kèm chảy máu, sốt, các mẹ phải đi khám bác sĩ ngay
Khi bị đau bụng dưới bên trái kèm chảy máu, sốt, các mẹ phải đi khám bác sĩ ngay. Ảnh: Internet

Khi các mẹ bầu đau bụng dưới bên trái khi đang mang thai, nếu đau quá thường xuyên và dồn dập, kèm theo những triệu chứng như sốt, chảy máu thì các mẹ nên liên hệ ngay bác sĩ để thăm khám và hướng điều trị bảo vệ an toàn nhất cho cả hai mẹ con vì có thể các mẹ đang gặp những trường hợp nguy hiểm khác như là thai lưu, sinh non, dọa sảy thai,..... Nếu đau chỉ nhói rồi thôi thì có thể là do vấn đề tiêu hóa hoặc giãn dây chằng không nguy hiểm. Tuy nhiên, để cẩn thận nhất, thì các mẹ nên đi khám thường xuyên cũng như xin tư vấn của bác sĩ, đảm bảo sức khỏe an toàn cho bản thân và các bé. Hy vọng, bài viết này đã giải đáp được phần nào thắc mắc cũng như băn khoăn của các bà bầu bị đau bụng dưới bên trái. Nếu có triệu chứng nguy hiểm thì hãy đi gặp bác sĩ ngay. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang thai nhé. 

 

Phương Dung

Tin liên quan

Dùng nước luộc thịt để luộc rau có tăng dinh dưỡng?

Tôi muốn tận dụng nước luộc thịt để luộc rau vì nước này chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng mọi...

Người lớn có bị tăng động, giảm chú ý? Chuyên gia chỉ dấu hiệu nhận biết khiến ai cũng thấy...

Dù có rất nhiều ý tưởng nhưng lại không thể tập trung để hoàn thành, trong cuộc sống thường xuyên...

Ngoài dùng thuốc còn cách nào giảm đau cho bệnh nhân ung thư?

Mẹ tôi bị ung thư vú, do phát hiện không kịp thời nên tế bào đã di căn. Dù điều...

Có cách nào phòng tránh bệnh trầm cảm?

Người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm phải có 1 trong 2 triệu chứng chính và 4 triệu chứng...

Nắng nóng có nên uống nước dừa mỗi ngày?

Tôi thường xuyên uống nước dừa giải nhiệt, nhất là khi thời tiết oi bức như hiện nay, nhưng thắc...

5 lời khuyên đối phó với chứng trầm cảm hậu ly hôn

Kiệt sức về mặt cảm xúc, rút lui khỏi xã hội và cảm giác tuyệt vọng thường là những dấu...

Siêu âm thấy con đầu to, bố lo lắng không biết bé có thể chui được ra ngoài khi mẹ...

Vợ đến ngày dự sinh chưa chuyển dạ, trong khi em bé trong bụng đầu khá to. Liệu thai có...

Tin mới nhất

Thấy mâm cơm của mẹ chồng toàn rau với đậu, em dâu vội về mách lẻo rồi nhà chồng kéo...

1 giờ trước

Đặt 70 mâm cỗ cưới, của hồi môn 120m2 đất nhưng tới ngày ăn hỏi nhà gái vẫn thẳng thừng...

1 giờ trước

Sức khỏe của bản thân yếu nên tôi khuyên chồng ra ngoài giải quyết nhu cầu, nào ngờ anh tiết...

1 giờ trước

Mỗi khi chồng tôi về quê thăm nhà vợ là anh trai chị dâu lại phải dọn dẹp nhà cửa...

2 giờ trước

Sốc nặng khi thấy bạn trai ôm gái lạ trên giường, tôi lao vào cào cấu nhưng kết cục tôi...

2 giờ trước

Mua tặng người yêu chiếc túi xách giá vài chục nghìn ở vỉa hè, không ngờ cô ấy hỏi ngược...

2 giờ trước

Nửa đêm, chị gái tay xách nách mang, hai mắt sưng húp lếch thếch về nhà vì bị chồng đuổi,...

8 giờ trước

Chị dâu bế đứa con mới sinh ra đứng cạnh bờ ao gào khóc, cả nhà cuống lên đưa chị...

9 giờ trước

Giữa lúc cầu hôn thì một người đàn ông mặt mày dữ tợn, xăm trổ đầy mình xuất hiện đòi...

9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình