Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không và ăn như thế nào để đảm bảo an toàn nhất?

Liệu khi mang thai, bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không? Bạn sẽ biết câu trả lời sau khi đọc bài viết dưới đây của chúng tôi. Hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ và sự phát triển của thai nhi ngay nhé.

Trứng vịt lộn là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng bởi nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, các bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không thì ý kiến đưa ra cũng khác nhau. Vậy thực hư của vấn đề này là như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem nhé.

Thành phần dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn

Như quan niệm của nhiều người cũng như các chuyên gia chỉ ra rằng hàm lượng dinh dưỡng trong trứng vịt lộn rất cao và điều này cần thiết cho sức khỏe hoàn hảo của cơ thể.

Trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người
Trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người (Ảnh: Internet)

1 quả trứng lộn có chứa đến 182 kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212 mg photpho, 600mgg cholesterol... Không chỉ dừng lại ở đây, trứng vịt lộn còn chứa các loại vitamin A, B, C cũng như hàm lượng sắt cao.

Đây đều là những thành phần cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể mà bạn cần bổ sung thường xuyên.

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Chưa có một nghiên cứu nào cho thấy ăn trứng vịt lộn gây tác hại đến bà bầu. Như đã nói trên, trứng vịt lộn là món ăn dinh dưỡng nên các mẹ bầu có thể bổ sung thêm vào thực đơn ăn uống của mình để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng tốt hơn.

Tuy nhiên, không chỉ riêng trứng vịt lộn mà đối với các loại thực phẩm khác cũng vậy. Chị em không nên lạm dụng, ăn quá nhiều trong ngày sẽ gây những hệ quả không mong muốn. Ăn với số lượng vừa đủ là được.

Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn đúng cách để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi
Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn đúng cách để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi (Ảnh: Internet)

Việc lạm dụng ăn trứng nhiều ngày, nhiều bữa liên tục kéo dàu sẽ có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, các bệnh về tim mạch, huyết áp cho mẹ bầu. Do vậy, đối với chị em khi mang thai cần chú ý hơn khi ăn trứng vịt lộn có chừng mực thôi nhé.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn khá cao, việc ăn nhiều sẽ dẫn đến thừa vitamin A, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi.

Như vậy chúng ta đã biết được ăn trứng vịt lộn đối với bà bầu có tốt không rồi. Chỉ cần sử dụng có chừng mực, trứng vịt lộn chính là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể người mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Vài lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Do vậy, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, tránh ăn quá nhiều chỉ một loại thưc phẩm. Và trứng vịt lộn cũng vậy, tuy nó tốt nhưng mỗi tuần các mẹ chỉ nên ăn 2 – 3 trứng là được và không nên ăn nhiều cùng một lúc.

Hàm lượng đạm trong trứng vịt lộn khá cao nên mẹ bầu đừng nên ăn vào buổi tối vì sẽ gây đầy hơi, khó tiêu.

Đối với trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường, huyết áp cao hoặc bị các vấn đề về tim mạch thì hạn chế không nên ăn trứng vịt lộn để tránh tắc nghẽn mạch máu.

Bạn thường thấy ăn vịt lộn là phải cần rau răm, nhưng khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, các mẹ nên loại bỏ loại rau này ra khỏi bữa ăn. Vì rau răm có thể làm mẹ bầu ra máu, dẫn đến nguy cơ xảy thai cao.

Tới đây chúng ta đã biết được bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không và ăn như thế nào để đảm bảo an toàn tốt nhất cho mẹ và thai nhi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bữa ăn của mẹ bầu được đầy đủ hơn và có khẩu phần ăn đúng nhất. Nhớ tham khảo ý kiến chuyên gia để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất nhé.

Bích Thành (tổng hợp)

Tin liên quan

Dấu hiệu nghi ngờ đang mắc đậu mùa khỉ

Tôi đang sốt nhẹ và người có nổi một vài mụn nước. Tôi lo sợ mình bị mắc đậu mùa...

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Khu vực tôi sinh sống gần đây đang bùng phát bệnh sởi. Xin hỏi bệnh có nguy hiểm và gây...

Vừa ly hôn, bên chồng cũ không cho thăm con, người mẹ phải làm sao?

Sau khi ly hôn, nếu người chồng ngăn cản vợ thăm con thì có thể bị xử phạt vi phạm...

Bệnh viêm xoang trị dứt điểm được không?

Bệnh viêm xoang không đe dọa tính mạng, nhưng triệu chứng của bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng...

Bị bệnh tiểu đường có nên ăn rau khoai lang thay cơm?

Rau khoai lang nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng chống oxy hóa, ung thư, bảo vệ gan,...

Người bị đái tháo đường có ăn được miến dong?

Người đái tháo đường vẫn có thể ăn miến dong ở mức vừa phải nhưng không nên coi đây là...

Ăn gan có độc như lời đồn?

Không phải bất cứ các kim loại nặng nào, hay chất có hại nào cũng chỉ tập trung ở gan...

Tin mới nhất

Tạm biệt các vấn đề về tiêu hóa bằng trà bạc hà và hạt rau mùi

1 giờ trước

Ai cũng ăn bắp cải trắng, loại bắp cải chứa gấp 10 lần chất cực tốt cho miễn dịch này...

3 giờ trước

Sáng ăn rau rất tốt, nhưng cần 'tránh xa' các loại rau thông dụng này vì gây hại cho dạ...

3 giờ trước

10 loại thực phẩm giúp tăng cường lượng magiê tốt nhất

5 giờ trước

Đây là món ăn nhẹ giúp chống viêm và giảm cân

5 giờ trước

Một số loại rau củ tốt nhất giúp giảm mỡ bụng

5 giờ trước

Thực hiện những mẹo này để ngừng tiêu thụ đồ ăn vặt

17 giờ trước

Đây là những lợi ích của việc tiêu thụ chất béo lành mạnh

18 giờ trước

Ăn trước 7 giờ tối có thể giúp bạn giảm cân ra sao?

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình