Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu có nên ăn sầu riêng để ngăn ngừa dị tật thai nhi

Bà bầu có nên ăn sầu riêng? Mẹ bầu đừng quá lo lắng vì nếu ăn đúng cách không những không gây hại mà còn giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.

Bà bầu có nên ăn sầu riêng đang là câu hỏi băn khoăn của khá nhiều chị em phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ. Bài viết này sẽ giải thích những lợi ích và cũng như những lưu ý khi sử dụng sầu riêng cho bà bầu.

1/ Sầu riêng cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu

Bổ sung vitamin và chất xơ: Sầu riêng là loại quả chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C. Trong 100g sầu riêng có chứa tới 32 % là vitamin C, ngoài ra còn có những chất khác như folate, magie và một số chất khoáng khác.

Củng cố xương chắc khỏe: Trong sầu riêng có chứa hàm lượng kali dồi dào có tác dụng ngăn ngừa canxi thất thoát qua đường nước tiểu. Nhờ vậy mà mẹ có thể yên tâm với khung xương chắc khỏe cho chính mình và em bé trong bụng.

Tăng cảm giác ngon miệng: Sầu riêng có chứa hàm lượng chất thianin, một loại vitamin giúp ăn ngon miệng hơn bởi nó khiến dạ dày hoạt động hiệu quả. Chính bởi vậy, nếu bạn có cảm giác chán ăn, mệt mỏi trong 3 tháng đầu, đừng ngại tự thưởng cho mình vài miếng sầu riêng thơm phức.

Giảm hội chứng đau đầu: Ai cũng biết, khi mang thai bà bầu không thể sử dụng những loại thuốc giảm đau thông thường. Chính vì vậy, nếu rơi vào tình trạng bị đau đầu các chị em thực sự là một cơn ác mộng. Chất riboflavin trong sầu riêng có chứa vitamin B được dùng trong điều trị y tế lại tự nhiên trong loại quả này.

Giảm thiểu các triệu chứng do tác động từ hệ thần kinh: Mẹ bầu nên thử sầu riêng trong giai đoạn đầu mang thai bởi chúng giúp giảm bớt những triệu chứng trầm cảm, mất ngủ, lo âu, chán nản trong thời gian mang bầu.

2/ Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn sầu riêng

Bà bầu có nên ăn sầu riêng? Với những lợi ích kể trên thì sầu riêng đúng là loại trái cây mẹ bầu không nên bỏ qua trong thai kỳ. Thế nhưng để an toàn thì mẹ bầu cần chú ý những điều sau vì chúng cũng gây ra những tác hại đáng kể nếu mẹ bầu ăn sầu riêng không đúng cách.

- Sầu riêng có tính nóng ngoài ra còn nhiều đường, do đó có thể gây ra chứng tăng huyết áp, đầy hơi và khó tiêu ở mẹ bầu. Theo đó, lượng an toàn mẹ bầu có thể ăn là 150g cơm sầu riêng mỗi ngày.

- Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn loại quả này. Mẹ bầu bị thừa cân thì cũng nên tránh ăn vì nó có thể khiến mẹ bầu mất kiểm soát cân nặng của mình.

- Mẹ bầu cũng không nên ăn loại quả này sau khi uống các loại đồ uống như bia, rượu hay cơm rượu. Vì sự tương tác giữa chúng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, khiến cơ thể mệt mỏi.

- Ngoài ra, sầu riêng cũng không thích hợp khi ăn cùng một số các loại gia vị như tiêu, ớt, tỏi, gừng… vì chúng khiến cho tính nóng của loại quả này tăng lên và giảm hương vị đáng kể. Mẹ bầu nên ăn cùng với các loại trái cây mát như dưa bở, bưởi… để điều hòa cho cơ thể.

3/ Bí quyết chọn sầu riêng ngon

Theo các chuyên gia ẩm thực, tốt nhất là nên chọn loại quả sầu riêng tươi, mới thu hoạch. Sầu riêng ngon là trái có gai nở tròn, đều không có vết xước, thủng sâu, không bị nứt, lắc thử có cảm giác như bên trong lỏng, vỗ nghe âm trầm, dùng tay bóp gai thấy mềm, không cứng. Điều này chứng tỏ quả chín đều, không bị sượng.

Khi mua phải có kinh nghiệm không nên tham rẻ, vì quả già, quả non khi qua xử lý đều ăn được vì có mùi thơm như nhau, nhưng chất lượng thì khác nhau. Không chọn trái cuống thối, nên chọn trái cuống còn xanh, cứng có mùi thơm ngon đậm kéo dài, màu đặc trưng gai và vỏ còn cứng. Nếu không có kinh nghiệm, có thể yêu cầu người bán dùng que thử găm vào phần thịt lấy ra kiểm tra, nếu có mùi thơm béo là được, nếu không chắc thì tách đôi quả.

Tóm lại, bà bầu có nên ăn sầu riêng hay không còn tùy vào lượng sầu riêng “nạp” vào cơ thể cũng như cách ăn. Bà bầu nên cẩn trọng khi ăn sầu riêng nên lưu ý về nguồn gốc, xuất xứ để tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe bản thân và bé cưng.

 

Theo Dương Hoàng Lan/ Phununews

Tin liên quan

Dấu hiệu nghi ngờ đang mắc đậu mùa khỉ

Tôi đang sốt nhẹ và người có nổi một vài mụn nước. Tôi lo sợ mình bị mắc đậu mùa...

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Khu vực tôi sinh sống gần đây đang bùng phát bệnh sởi. Xin hỏi bệnh có nguy hiểm và gây...

Vừa ly hôn, bên chồng cũ không cho thăm con, người mẹ phải làm sao?

Sau khi ly hôn, nếu người chồng ngăn cản vợ thăm con thì có thể bị xử phạt vi phạm...

Bệnh viêm xoang trị dứt điểm được không?

Bệnh viêm xoang không đe dọa tính mạng, nhưng triệu chứng của bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng...

Bị bệnh tiểu đường có nên ăn rau khoai lang thay cơm?

Rau khoai lang nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng chống oxy hóa, ung thư, bảo vệ gan,...

Người bị đái tháo đường có ăn được miến dong?

Người đái tháo đường vẫn có thể ăn miến dong ở mức vừa phải nhưng không nên coi đây là...

Ăn gan có độc như lời đồn?

Không phải bất cứ các kim loại nặng nào, hay chất có hại nào cũng chỉ tập trung ở gan...

Tin mới nhất

7 thực phẩm nên ăn hàng ngày để tuyến giáp hoạt động tốt hơn

13 phút trước

Không chỉ tốt cho sức khỏe, cây ngải cứu còn được khuyên trồng trước cửa nhà, lý do là gì...

15 phút trước

Ăn quá nhiều chất đạm có thể gây hại gì cho sức khỏe?

54 phút trước

5 sai lầm bạn có thể mắc phải khi nấu rau đông lạnh

1 giờ trước

Những món ăn nhẹ tốt nhất để giảm cân và tăng cơ

1 giờ trước

Những thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường

2 giờ trước

Thực phẩm ảnh hưởng đến tâm trạng và tâm trí của bạn như thế nào?

2 giờ trước

Uống cà phê kết hợp ăn trứng, điều gì xảy ra?

2 giờ trước

Ngâm cá để rã đông là cơ hội để vi khuẩn bám vào thực phẩm, hãy nhanh trí làm ngay...

4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình